Lệ phí thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp là bao nhiêu? Cơ quan nào thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp?
Lệ phí thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp là bao nhiêu? Cơ quan nào thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp?
Lệ phí thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp là bao nhiêu? Cơ quan nào thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp? (hình từ Internet)
Căn cứ vào tiểu mục 1 mục A Phần II thủ tục hành chính được thay thế về lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý ban hành kèm theo Quyết định 362/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 như sau:
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Tổng cục Lâm nghiệp.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
8. Phí, lệ phí:
Hội đồng công nhận giống cây lâm nghiệp mới: 4.500.000 đồng/lần.
Theo đó, lệ phí thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới là 4.500.000 đồng/lần.
Cơ quan thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới là Tổng cục Lâm nghiệp.
Trình tự thực hiện việc công nhận giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 1 mục A Phần II Thủ tục hành chính được thay thế về lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý ban hành kèm theo Quyết định 362/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 như sau:
1. Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tuyến đến Tổng cục Lâm nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và nêu rõ lý do.
b) Bước 2: Thẩm định và trả kết quả.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định, tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường, lập biên bản thẩm định và báo cáo thẩm định.
c) Bước 3: Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định và báo cáo thẩm định, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục III và Mục A Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Thông tư số 22/2021/TT- BNNPTNT); trường hợp không công nhận giống cây trồng lâm nghiệp, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết TTHC
Trả trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp;
Như vậy các bước thực hiện việc công nhận giống cây trồng lâm nghiệp gồm 4 bước:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tuyến đến Tổng cục Lâm nghiệp.
- Bước 2: Thẩm định và trả kết quả.
- Bước 3: Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
- Bước 4: Trả kết quả giải quyết TTHC
Có thể Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tuyến cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thành phần hồ sơ thực hiện việc công nhận giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 1 mục A Phần II Thủ tục hành chính được thay thế về lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý ban hành kèm theo Quyết định 362/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 như sau:
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT (bản chính);
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT (bản chính);
- Hồ sơ, tài liệu đối với giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu gồm các thông tin về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái nơi lấy giống cây trồng lâm nghiệp tại nước xuất khẩu (bản sao).
b) Số lượng: 01 bộ
Như vậy hồ sơ thực hiện việc công nhận giống cây trồng lâm nghiệp gồm:
- Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT (bản chính);
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT (bản chính);
- Hồ sơ, tài liệu đối với giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu gồm các thông tin về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái nơi lấy giống cây trồng lâm nghiệp tại nước xuất khẩu (bản sao).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?