Lễ khai giảng năm học là gì? Tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào ngày nào? Thời gian báo cáo tình hình tổ chức lễ khai giảng?
Lễ khai giảng năm học là gì? Tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào ngày nào?
Lễ khai giảng năm học (ngày khai giảng hay ngày khai trường) là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự bắt đầu của một năm học mới tại các cơ sở giáo dục.
Đây còn là dịp quan trọng để học sinh và giáo viên gặp lại nhau sau kỳ nghỉ hè và tạo động lực cho các hoạt động học tập và giảng dạy trong năm học tiếp theo.
Tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có hướng dẫn về khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo kế hoạch thì các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học mới (năm học 2024 - 2025) vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
Lễ khai giảng năm học là gì? Tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào ngày nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo tình hình tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào thời gian nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có quy định như sau:
Trách nhiệm thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định:
a) Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
b) Thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với quy định tại Điều 1 của Quyết định này để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.
b) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về:
- Tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2024 - 2025 trước ngày 10 tháng 9 năm 2024;
- Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 và kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua, đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 25 tháng 6 năm 2025.
Theo đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2024 - 2025 trước ngày 10 tháng 9 năm 2024.
Học sinh có quyền và nhiệm vụ gì?
Quyền và nhiệm vụ của học sinh được quy định tại Điều 82 Luật Giáo dục 2019 và Điều 83 Luật Giáo dục 2019, cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ của học sinh:
- Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.
- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.
(2) Quyền của học sinh:
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
- Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
- Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
- Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Công văn hướng dẫn tiền thưởng theo Nghị định 73/2024 với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Quỹ tiền thưởng theo Nghị định 73 và Quỹ thi đua khen thưởng có gì khác nhau? So sánh chi tiết?
- Trường hợp nào thu hồi nhà đất là tài sản công theo Nghị định 03/2025? Xử lý nhà đất thuê của tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương?
- Mẫu Quy chế khen thưởng theo Nghị định 73 trường học các cấp file word? Tải về Mẫu Quy chế khen thưởng theo Nghị định 73 trường học?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai 2025 Đợt 1?