Lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức là những lễ hội nào? Kinh phí tổ chức lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức được quản lý như thế nào?
Lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức là những lễ hội nào?
Lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức là những lễ hội được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2023/TT-BTC như sau:
2. Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức bao gồm:
a) Lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp tổ chức;
b) Lễ hội do cơ quan nhà nước ở trung ương tổ chức, trong đó người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội;
c) Lễ hội do cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội.
3. Lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức là lễ hội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức là những lễ hội không thuộc các trường hợp sau:
- Lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp tổ chức;
- Lễ hội do cơ quan nhà nước ở trung ương tổ chức, trong đó người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội;
- Lễ hội do cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội.
Lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức là những lễ hội nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí tổ chức lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức được quản lý như thế nào?
Kinh phí tổ chức lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức được quản lý theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2023/TT-BTC như sau:
Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức
Tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội phải mở sổ sách ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội; tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội, bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích tổ chức lễ hội và quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội phải mở sổ sách ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội; tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội, bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích tổ chức lễ hội và quy định của pháp luật.
Nội dung chi cho lễ hội được quy định như thế nào?
Nội dung chi cho lễ hội được quy định được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2023/TT-BTC như sau
Nội dung chi, mức chi cho công tác tổ chức lễ hội
1. Nội dung chi tùy theo từng lễ hội bao gồm:
a) Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về lễ hội;
b) Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham gia, nghiên cứu lễ hội;
c) Chi phục dựng, trình diễn, biểu diễn và thực hiện nghi lễ truyền thống; chi ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức lễ hội;
d) Chi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội nghị, hội thảo và các sự kiện giới thiệu về giá trị văn hóa của lễ hội;
đ) Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực lễ hội;
e) Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, cước phí internet, lễ tân, khánh tiết, tiền sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuê địa điểm, thiết bị, nhân sự phục vụ sự kiện và thuê khác;
g) Chi thù lao cho các thành viên của Ban tổ chức lễ hội và những người được Ban tổ chức lễ hội cử tham gia hoạt động lễ hội;
h) Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng lễ hội.
2. Mức chi do Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội quyết định theo Quy chế tổ chức, tài chính lễ hội, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì nội dung chi cho lễ hội được quy định như sau:
- Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về lễ hội;
- Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham gia, nghiên cứu lễ hội;
- Chi phục dựng, trình diễn, biểu diễn và thực hiện nghi lễ truyền thống; chi ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức lễ hội;
- Chi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội nghị, hội thảo và các sự kiện giới thiệu về giá trị văn hóa của lễ hội;
- Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực lễ hội;
- Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, cước phí internet, lễ tân, khánh tiết, tiền sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuê địa điểm, thiết bị, nhân sự phục vụ sự kiện và thuê khác;
- Chi thù lao cho các thành viên của Ban tổ chức lễ hội và những người được Ban tổ chức lễ hội cử tham gia hoạt động lễ hội;
- Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng lễ hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tài chính đảng như thế nào? Thời hạn làm việc của đoàn kiểm tra tài chính đảng được tính từ khi nào?
- Thời hạn sử dụng của bằng lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài? Muốn đổi sang bằng lái xe Việt Nam, khách du lịch cần điều kiện gì?
- Kiểm tra tài chính Đảng là gì? Mẫu Quyết định kiểm tra tài chính đảng của Ủy ban kiểm tra mới nhất?