Lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra doping của vận động viên Việt Nam trước khi tham gia đại hội thể thao quốc tế là trách nhiệm của ai?

Để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 sắp tới, lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra doping của vận động viên Việt Nam trước khi tham gia đại hội thể thao quốc tế là trách nhiệm của ai? Việc lấy mẫu xét nghiệm doping được quy định như thế nào? Ai có quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping? Nội dung câu hỏi của anh Duy tại Bắc Ninh.

Lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra doping của vận động viên Việt Nam trước khi tham gia đại hội thể thao quốc tế là trách nhiệm của ai?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về việc lấy mẫu xét nghiệm doping như sau:

Lấy mẫu xét nghiệm doping
1. Trung tâm Doping và Y học thể thao có trách nhiệm sau:
a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping;
b) Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và xét nghiệm doping được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.
2. Người được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping phải có chứng nhận đạt yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm doping do Tổ chức phòng, chống doping thế giới hoặc Trung tâm Doping và Y học thể thao cấp.

Theo quy định trên, Trung tâm Doping và Y học thể thao có trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping. Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và xét nghiệm doping được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.

Người được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping phải có chứng nhận đạt yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm doping do Tổ chức phòng, chống doping thế giới hoặc Trung tâm Doping và Y học thể thao cấp.

kiểm tra doping

Kiểm tra doping vận động viên Việt Nam trước khi tham gia đại hội thể thao quốc tế (Hình từ Internet)

Ai có quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping trước khi tham gia đại hội thể thao quốc tế?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về Thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping như sau:

Thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping
1. Tổng cục Thể dục thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với mọi vận động viên.
2. Ban tổ chức giải thi đấu thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với vận động viên tham gia giải đấu.
3. Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, đơn vị sử dụng vận động viên yêu cầu kiểm tra doping vận động viên thuộc quyền quản lý.

Theo đó, thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping như sau:

- Tổng cục Thể dục thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với mọi vận động viên.

- Ban tổ chức giải thi đấu thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với vận động viên tham gia giải đấu.

- Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, đơn vị sử dụng vận động viên yêu cầu kiểm tra doping vận động viên thuộc quyền quản lý.

Kết quả xét nghiệm doping đối với vận động viên Việt Nam trước khi tham gia đại hội thể thao quốc tế được xử lý như thế nào?

Theo Điều 9 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về việc xử lý kết quả xét nghiệm doping như sau:

Xử lý kết quả xét nghiệm doping
1. Trung tâm Doping và Y học thể thao lưu giữ và quản lý thông tin về kết quả xét nghiệm doping theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xét nghiệm doping, Trung tâm Doping và Y học thể thao thông báo bằng văn bản kết quả xét nghiệm đến:
a) Tổng cục Thể dục thể thao;
b) Cơ quan, tổ chức yêu cầu kiểm tra doping, vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên và liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên đó.

Như vậy, Trung tâm Doping và Y học thể thao lưu giữ và quản lý thông tin về kết quả xét nghiệm doping theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xét nghiệm doping, Trung tâm Doping và Y học thể thao thông báo bằng văn bản kết quả xét nghiệm đến:

- Tổng cục Thể dục thể thao;

- Cơ quan, tổ chức yêu cầu kiểm tra doping, vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên và liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên đó.

Trung tâm Doping và Y học thể thao có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống doping?

Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Trách nhiệm của Trung tâm Doping và Y học thể thao
1. Hướng dẫn thực hiện các biểu mẫu, tài liệu kỹ thuật về phòng, chống doping theo quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.
2. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về tuyên truyền, giáo dục phòng, chống doping.
3. Phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền về phòng, chống doping.
4. Hướng dẫn các vận động viên đội tuyển thể thao quốc gia, vận động viên được phong đẳng cấp từ cấp I trở lên cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về nơi ở và tập luyện, hồ sơ miễn trừ do điều trị.
5. Phối hợp với các liên đoàn, hiệp hội thể thao, cơ sở đào tạo vận động viên quản lý hồ sơ vận động viên theo quy định chuyên môn về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
6. Tổ chức tập huấn cho vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế và những đối tượng có liên quan đến phòng, chống doping.
7. Giám sát việc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm về phòng, chống doping.

Trách nhiệm của Trung tâm Doping và Y học thể thao trong việc phòng chống doping được quy định cụ thể trên.

Lưu ý: Việc kiểm tra doping tại các giải thể thao quốc tế, đại hội thể thao quốc tế được thực hiện theo quy định của Ban tổ chức giải, Ban tổ chức Đại hội.

Thi đấu thể thao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tập luyện và thi đấu thể thao trong nhà trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giải thể thao thành tích cao bao gồm những giải nào? Quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao thuộc về ai?
Pháp luật
Hồ sơ đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao bao gồm những gì? Thủ tục đăng cai thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh dạy bộ môn yoga hiện nay được quy định thế nào? Điều kiện tổ chức tập luyện và thi đấu bộ môn Yoga là gì?
Pháp luật
Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Vận động viên sử dụng doping trong thi đấu có bị đình chỉ tham gia thi đấu không?
Pháp luật
Thời gian tổ chức hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 – 2024 cấp TPHCM là khi nào? Số môn thi hội khỏe Phù Đổng là bao nhiêu?
Pháp luật
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao cấp tỉnh có tư cách pháp nhân hay không? Lãnh đạo Trung tâm gồm những ai?
Pháp luật
Vận động viên sử dụng phương pháp thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm có bị đình chỉ tham dự giải thi đấu thể thao không?
Pháp luật
Trường năng khiếu mỗi năm phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia?
Pháp luật
Tập luyện và thi đấu thể thao mà sử dụng chất kích thích thì bị xử lý như thế nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Vận động viên tham gia thi đấu môn Ôtô thể thao địa hình phải có giấy phép lái xe từ hạng mấy trở lên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi đấu thể thao
1,287 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi đấu thể thao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi đấu thể thao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào