Lấy dị vật thực quản đường ngực được chỉ định trong trường hợp nào? Quy trình thực hiện lấy dị vật thực quản đường ngực như thế nào?
Lấy dị vật thực quản đường ngực là gì?
Lấy dị vật thực quản đường ngực là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Lấy dị vật thực quản đường ngực ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
LẤY DỊ VẬT THỰC QUẢN ĐƯỜNG NGỰC
I. ĐẠI CƯƠNG
Phần lớn các trường hợp dị vật thực quản được xử trí bằng cách gắp dị vật qua nội soi. Quy trình này chỉ đề cập tới các trường hợp mà can thiệp nội soi thất bại hoặc không còn chỉ định can thiệp nội soi mà phải can thiệp phẫu thuật để lấy dị vật và giải quyết biến chứng như áp xe trung thất, rò thực quản.
Theo đó, phần lớn các trường hợp dị vật thực quản được xử trí bằng cách gắp dị vật qua nội soi.
Quy trình này chỉ đề cập tới các trường hợp mà can thiệp nội soi thất bại hoặc không còn chỉ định can thiệp nội soi mà phải can thiệp phẫu thuật để lấy dị vật và giải quyết biến chứng như áp xe trung thất, rò thực quản.
Lấy dị vật thực quản đường ngực (Hình từ Internet)
Lấy dị vật thực quản đường ngực sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Lấy dị vật thực quản đường ngực ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
LẤY DỊ VẬT THỰC QUẢN ĐƯỜNG NGỰC
...
II. CHỈ ĐỊNH
Dị vật thực quản có biến chứng tổn thương mạch máu lớn, áp xe trung thất mà không có chỉ định can thiệp nội soi hoặc can thiệp thất bại.
Theo đó, trường hợp chỉ định thực hiện là khi dị vật thực quản có biến chứng tổn thương mạch máu lớn, áp xe trung thất mà không có chỉ định can thiệp nội soi hoặc can thiệp thất bại.
Như vậy, khi người bệnh thuộc trường hợp chỉ định trên thì sẽ được lấy dị vật thực quản đường ngực.
Quy trình thực hiện lấy dị vật thực quản đường ngực như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Lấy dị vật thực quản đường ngực ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
LẤY DỊ VẬT THỰC QUẢN ĐƯỜNG NGỰC
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phụ mổ
- Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê
- Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài
2. Người bệnh
- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
3. Phương tiện: bộ dụng cụ đại phẫu, dao siêu âm, Ligasure, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VÀ THEO DÕI
- Người bệnh được đặt thông mũi thực quản dạ dày nếu có thể.
- Tư thế nằm ngửa kê gối dưới vai nếu ở thực quản cổ, nằm nghiêng trái nếu ở thực quản ngực và nằm ngửa kê gối lưng nếu ở thực quản bụng.
- Gây mê nội khí quản và sẵn sàng chủ động xẹp phổi phải nếu cần
- Rạch da cân cơ liên sườn mở ngực sau bên phải vào khoang màng phổi phải, làm xẹp phổi phải. xác định vị trí thủng thực quản ngực, phẫu tích bộc lộ thực quản ngực đoạn bị thủng, lấy dị vật, dùng chỉ phẫu thuật hoặc vật liệu thích hợp khâu đóng tổn thương.
- Dẫn lưu khoang màng phổi phải kết hợp hệ thống hút liên tục áp lực âm 20 cm H2O. Làm nở phổi trở lại. Đóng vết mở thành ngực quy chuẩn.
Theo đó, trước khi thực hiện lấy dị vật thực quản đường ngực cần chuẩn bị như quy định trên. Quy trình thực hiện lấy dị vật thực quản đường ngực thực hiện như sau:
- Người bệnh được đặt thông mũi thực quản dạ dày nếu có thể.
- Tư thế nằm ngửa kê gối dưới vai nếu ở thực quản cổ, nằm nghiêng trái nếu ở thực quản ngực và nằm ngửa kê gối lưng nếu ở thực quản bụng.
- Gây mê nội khí quản và sẵn sàng chủ động xẹp phổi phải nếu cần
- Rạch da cân cơ liên sườn mở ngực sau bên phải vào khoang màng phổi phải, làm xẹp phổi phải. xác định vị trí thủng thực quản ngực, phẫu tích bộc lộ thực quản ngực đoạn bị thủng, lấy dị vật, dùng chỉ phẫu thuật hoặc vật liệu thích hợp khâu đóng tổn thương.
- Dẫn lưu khoang màng phổi phải kết hợp hệ thống hút liên tục áp lực âm 20 cm H2O. Làm nở phổi trở lại. Đóng vết mở thành ngực quy chuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?