Lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn được không? Nếu không thì người có lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn được không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, có quy định về các trường hợp không được lập vi bằng như sau:
Các trường hợp không được lập vi bằng
1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Theo quy định trên thì ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
Như vậy, thì cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ đo nồng độ cồn thì không được lập vi bằng.
Lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn được không? (Hình từ Internet)
Người lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm h khoản 4 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, có quy định về hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
…
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
h) Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
…
Như vậy, theo quy định trên thì người lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt trên xử phạt đối với trường hợp cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ gấp đôi (khoản 2 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
Hành vi lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn ngoài bị phạt tiền thì có bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại không?
Căn cứ tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 9 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, có quy định về hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
…
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Tịch thu tang vật là thẻ thừa phát lại bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với thẻ thừa phát lại bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 4, các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
c) Thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi thừa phát lại đăng ký hành nghề về vi bằng đã được lập quy định tại khoản 7 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng.
Đồng thời còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?