Lập quy hoạch lâm nghiệp dựa trên căn cứ nào? Trong quy hoạch lâm nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Tôi muốn hỏi khi lập quy hoạch lâm nghiệp cần dựa trên những căn cứ nào? Khi quy hoạch lâm nghiệp bao gồm những nội dung gì? Ngoài ra, nếu điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia thì điều chỉnh như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc! Xin cảm ơn!

Lập quy hoạch lâm nghiệp dựa trên căn cứ nào?

Tại Điều 10 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp như sau:

- Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:

+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;

+ Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;

+ Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

+ Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;

+ Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

- Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:

+ Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;

+ Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.

Lập quy hoạch lâm nghiệp dựa trên cơ sở nào?

Trong quy hoạch lâm nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Theo Điều 11 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp như sau:

- Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.

- Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:

+ Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;

+ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;

+ Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;

+ Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;

+ Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;

+ Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

+ Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;

+ Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;

+ Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.

Điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia thì điều chỉnh như thế nào?

Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia như sau:

- Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

- Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện như sau:

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

+ Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông qua hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo;

+ Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.

- Thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:

+ Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

+ Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp thu, giải trình về các nội dung thẩm định;

+ Nội dung thẩm định quy hoạch bao gồm sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường; tính khả thi của quy hoạch.

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.

- Việc điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:

+ Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được điều chỉnh khi có thay đổi quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia làm thay đổi lớn đến nội dung quy hoạch lâm nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;

+ Việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

- Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về quy hoạch.

Lâm nghiệp TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN LÂM NGHIỆP
Quy hoạch lâm nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia không?
Pháp luật
Việc quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia cần căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia và những quy hoạch, chiến lược nào?
Pháp luật
Biện pháp trồng lại rừng được thực hiện đối với diện tích đất rừng như thế nào? Nội dung của biện pháp trồng lại rừng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nội dung thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia bao gồm những gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Lập quy hoạch lâm nghiệp dựa trên căn cứ nào? Trong quy hoạch lâm nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Hoạt động lâm nghiệp bao gồm những hoạt động nào? Rừng có phải thuộc lĩnh vực hoạt động lâm nghiệp không?
Pháp luật
Khu dự trữ thiên nhiên được xác định là rừng đặc dụng khi có diện tích liền vùng tối thiểu bao nhiêu?
Pháp luật
Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được điều chỉnh trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo Dự án Phát triển Hệ thống quản lý thông tin ngành Lâm nghiệp có chức năng gì? Phiên họp bất thường của Ban Chỉ đạo Dự án được họp khi nào?
Pháp luật
Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là bao nhiêu năm? Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được lập dựa trên những căn cứ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lâm nghiệp
6,543 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lâm nghiệp Quy hoạch lâm nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lâm nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Quy hoạch lâm nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào