Lắp còi xe ô tô cho xe máy khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Người điều khiển xe máy lắp còi xe ô tô bị tước quyền sử dụng bằng lái xe không?
Lắp còi xe ô tô cho xe máy khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe."
Như vậy, việc lắp còi xe ô tô cho xe máy (sử dụng còi không đúng quy chuẩn) khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Lắp còi ô tô cho xe máy
Người điều khiển xe máy lắp còi xe ô tô tham gia giao thông bị tước quyền sử dụng bằng lái xe không?
Theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
"4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bị tịch thu còi;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện."
Như vậy, người điều khiển xe máy lắp còi xe ô tô tham gia giao thông không bị tước quyền sử dụng bằng lái xe, tuy nhiên sẽ bị tịch thu còi xe.
Người điều khiển xe máy lắp còi xe ô tô tham gia giao thông bấm còi liên tục trong khu dân cư bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
"3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
..."
Do đó, người điều khiển xe máy lắp còi xe ô tô tham gia giao thông bấm còi liên tục trong khu dân cư bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, lắp còi xe ô tô cho xe máy khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Người điều khiển xe máy lắp còi xe ô tô tham gia giao thông không bị tước quyền sử dụng bằng lái xe, tuy nhiên sẽ bị tịch thu còi xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?