Lắp biển quảng cáo che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
Quy định về vị trí lắp đặt biển quảng cáo hiện nay là như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Quảng cáo năm 2012 có quy định như sau:
Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
1. Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo đó, bảng quảng cáo phải được đặt theo đúng quy định trong quy hoạch quảng cáo của địa phương và các quy định về quy chuẩn kỹ thuật của pháp luật hiện hành. Đối với vị trí lắp đặt, các bên thực hiện phải đảm bảo tính an toàn và phù hợp với từng khu vực theo quy hoạch của địa phương. Trong đó, vị trí lắp đặt của bảng quảng cáo không được làm ảnh hưởng đến việc tham gia tham gia giao thông.
Lắp biển quảng cáo che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với bảng quảng cáo?
Cụ thể, về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BXD, có quy định về bảng quảng cáo như sau
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2 Quy định cụ thể
2.2.1 Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn
2.2.1.1 Bảng quảng cáo, hộp đèn phải nằm trong quy hoạch quảng cáo được phê duyệt.
2.2.1.2 Bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập xây dựng, lắp đặt dọc các tuyến đường ngoài đô thị phải tuân theo các quy định trong Bảng 1.
2.2.1.3 Trên phần đường dành cho người đi bộ tại các tuyến đường đô thị, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập phải tuân theo quy định tại 2.8.5 và 2.8.7 của QCVN 10:2014/BXD.
2.2.1.4 Dọc theo tuyến đường thủy nội địa, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập chỉ được xây dựng, lắp đặt tại khu vực có kè ốp bờ; không được che khuất báo hiệu, tầm nhìn của người điều khiển phương tiện đường thủy; khoảng cách tối thiểu từ đỉnh kè đến cạnh gần nhất của bảng quảng cáo, hộp đèn (về phía bờ) là 10 m.
CHÚ THÍCH: Trường hợp luồng nằm trong khu vực đô thị thì bảng quảng cáo, hộp đèn phải tuân theo quy hoạch đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
2.2.1.5 Trong các công viên, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập có chiều cao tối thiểu 5 m và tối đa 10 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo, hộp đèn.
2.2.1.6 Trong khuôn viên các nhà ga, sân bay, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, bảng quảng cáo, hộp đèn có vị trí, kiểu dáng, kích thước phù hợp quy hoạch quảng cáo.
2.2.1.7 Bảng quảng cáo, hộp đèn gắn/ốp cố định vào mặt ngoài các công trình thấp tầng phải đảm bảo các quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ cứu nạn; không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, kết cấu của công trình; phải liên kết cố định, chắc chắn với công trình và các quy định sau:
2.2.1.7.1 Mặt trước hoặc mặt sau: Mỗi tầng được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc liền kề biển hiệu (nếu có); Trường hợp không có biển hiệu cũng chỉ được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc:
a) Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn ngang: nhô ra khỏi mặt ngoài công trình tối đa 0,2 m với chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang công trình;
b) Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn dọc: ốp/gắn sát vào mặt ngoài công trình với chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt bảng quảng cáo.
2.2.1.7.2 Mặt bên: Bảng quảng cáo, hộp đèn phải liên kết chắc chắn, cố định sát vào mặt bên công trình. Số lượng và vị trí bảng quảng cáo, hộp đèn phải phù hợp với quy hoạch quảng cáo được phê duyệt và tuân theo quy định sau:
a) Diện tích bảng quảng cáo, hộp đèn chỉ cho phép tối đa bằng 50% diện tích mặt bên công trình với kích thước không vượt quá giới hạn mặt bên công trình tại vị trí đặt bảng;
b) Đối với công trình có chiều cao đến 4 tầng, chiều cao của bảng quảng cáo, hộp đèn không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m;
c) Đối với công trình có chiều cao từ 5 tầng trở lên, toàn bộ diện tích bảng quảng cáo, hộp đèn không vượt quá giới hạn diện tích mặt bên công trình.
2.2.1.8 Bảng quảng cáo, hộp đèn gắn/ốp vào hàng rào/tường rào bao quanh công trình: Áp dụng quy định tại 2.2.1.7;
Chiều cao không vượt quá chiều cao hàng rào/tường rào;
Phải khảo sát, tính toán đảm bảo khả năng chịu lực của hàng rào/tường rào; Phải liên kết chắc chắn, cố định, sát vào hàng rào/tường rào.
Bảng quảng cáo che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông bị xử lý như thế nào?
Căn cứ những quy định đã phân tích bên trên, pháp luật hiện nay cấm các hành vi đặt bảng quảng cáo che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Trường hợp không tuân thủ các quy định của pháp luật về việc lắp đặt biển quảng cáo, chủ thể có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ quảng cáo vi phạm, căn cứ khoản 5 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi, căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, hành vi nêu trên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
…
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
…
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
…
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thơ lục bát 20 11 ngắn tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam? Có tổ chức khen thưởng giáo viên vào ngày 20 tháng 11 không?
- Hoa hậu quốc tế được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào? Phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi đăng ký dự thi Hoa hậu quốc tế?
- Mẫu đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ không qua mạng?
- Thông tư 76/2024 hướng dẫn công bố thông tin và báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thế nào?
- Bị đình chỉ hoạt động biểu diễn có được ra nước ngoài tham dự cuộc thi sắc đẹp không? Trường hợp nào người đẹp bị đình chỉ hoạt động?