Lao động nữ đang mang thai thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hay không?
- Lao động nữ mang thai thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hay không?
- Công ty xử lý kỷ luật lao động theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương khi lao động nữ đang mang thai bị phạt bao nhiêu?
- Người lao động bị xử lý kỷ luật theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương đương nhiên được xóa kỷ luật khi nào?
Lao động nữ mang thai thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hay không?
Tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
...
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Bên cạnh đó, tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Như vậy, trường hợp lao động nữ đang thai thì công ty không được xử lý kỷ luật, bao gồm cả việc xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương.
Lao động nữ đang mang thai thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hay không? (hình từ internet)
Công ty xử lý kỷ luật lao động theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương khi lao động nữ đang mang thai bị phạt bao nhiêu?
Tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
g) Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
h) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định này thì trường hợp công ty xử lý kỷ luật lao động nữ đang mang thai bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Người lao động bị xử lý kỷ luật theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương đương nhiên được xóa kỷ luật khi nào?
Việc xóa kỷ luật lao động được quy định tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Như vậy, theo quy định, người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?