Lao động nghỉ không lương được đóng BHXH vào quỹ thai sản không? Mức tiền lương làm căn cứ hưởng thai sản khi nghỉ không lương trước khi sinh?
Lao động nghỉ không lương được đóng BHXH vào quỹ thai sản không?
Lao động nghỉ không lương được đóng BHXH vào quỹ thai sản không thì theo Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cụ thể:
Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
...
Theo quy định trên thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong 1 tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn nghỉ không lương 02 tháng nên 02 tháng này cả bạn và công ty đều không phải đóng bảo hiểm xã hội, và trong đó cũng không đóng vào quỹ bảo hiểm thai sản.
Lao động nghỉ không lương (Hình từ Internet)
Mức tiền lương làm căn cứ hưởng thai sản khi nghỉ không lương trước khi sinh?
Mức tiền lương làm căn cứ hưởng thai sản khi nghỉ không lương trước khi sinh căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Như vậy, mức hưởng thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Bình quân tiền lương 06 tháng trước khi khi việc hưởng chế độ thai sản của bạn không bao gồm 02 tháng nghỉ không lương nên không được tính làm căn cứ giải quyết chế độ.
Lúc này 06 tháng của bạn là thời gian bạn đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ 02 tháng không hưởng lương.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thai sản một lần cho lao động nữ?
Cách tính mức hưởng trợ cấp thai sản một lần cho lao động nữ căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì trợ cấp một lần khi sinh con của bạn được tính bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng bạn sinh con, nếu bạn sinh con trong thời điểm hiện tại thì bạn được hưởng mức trợ cấp một lần là 3.600.000 đồng. (Lương cơ sở theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?