Lao động nam cần phải nộp hồ sơ trong thời hạn nào để được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con?
Thời gian nghỉ thai sản của người lao động nam được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian nghỉ thai sản của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con như sau:
- Khi vợ sinh con
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Sau khi vợ sinh con
+ Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
+ Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Thời gian nghỉ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Đối với trường hợp người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ; thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản.
Lao động nam hưởng chế độ thai sản (Hình từ Internet)
Mức hưởng khi nghỉ thai sản của người lao động nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con đối với lao động nam như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Như vậy, Mức hưởng trợ cấp 1 lần = Mức lương cơ sở tại tháng sinh con x 2
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 triệu đồng. Tuy nhiên theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng thai sản đối với lao động nam như sau:
Mức hưởng một tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản).
Mức hưởng một ngày được tính theo số ngày trong tháng:
- Ngày chẵn = Mức hưởng chế độ thai sản theo tháng / 24.
- Ngày lẻ = Mức hưởng chế độ thai sản theo tháng / 30.
Lao động nam cần phải nộp hồ sơ trong thời hạn nào để được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con?
Theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc sau khi chăm sóc vợ sinh con, lao động nam phải nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thai sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí môn bài bậc 3 bao nhiêu tiền 2025? Hướng dẫn nộp lệ phí môn bài năm 2025 online như thế nào?
- Lịch nghỉ tết nhà nước 2025 Âm lịch đối với cán bộ công chức viên chức gồm bao nhiêu ngày?
- Tải về mẫu báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng công trình mới nhất hiện nay? Yêu cầu đối với khảo sát hiện trạng công trình?
- Không nộp tờ khai thuế môn bài bị phạt như thế nào 2025? Mức phạt không nộp tờ khai thuế môn bài 2025?
- 15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025? Bằng lái xe cũ có được tiếp tục sử dụng từ 2025 không?