Lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo người sử dụng lao động trong các trường hợp nào?
- Lái xe có được xem là lao động giúp việc gia đình không?
- Việc chấm dứt hợp đồng với lao động giúp việc gia đình có cần phải báo trước không?
- Người sử dụng lao động có phải trả tiền tàu xe cho người lao động giúp việc gia định về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng không?
- Lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo người sử dụng lao động trong các trường hợp nào?
Lái xe có được xem là lao động giúp việc gia đình không?
Căn cứ theo Điều 161 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
Theo đó người lái xe có thể là lao động giúp việc gia đình khi làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình và hoạt động không nhằm mục đích thương mại.
Việc chấm dứt hợp đồng với lao động giúp việc gia đình có cần phải báo trước không?
Căn cứ theo Điều 162 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Theo đó người sử dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình phải giao kết với nhau hợp đồng lao động bằng văn bản được thỏa thuận rõ về hình thức, kỳ hạn và thời gian trả lương. Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước bên kìa 15 ngày.
Người sử dụng lao động có phải trả tiền tàu xe cho người lao động giúp việc gia định về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng không?
Căn cứ theo Điều 163 Bộ Luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Theo đó người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả tiền tàu xe cho người lao động giúp việc gia định về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng.
Ngoài ra còn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động và các nghĩa vụ liên quan đến việc bố trí chỗ ăn, ở, tôn trọng,tạo cơ hội được học văn hóa đối với lao động là người giúp việc gia đình.
Người lao động giúp việc gia đình (Hình từ Internet)
Lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo người sử dụng lao động trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 164 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Theo đó người lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, bồi thường nếu làm thiệt hạ về tài sản và phải tố cáo người sử dụng lao động khi có các hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?