Lãnh sự danh dự nước Việt Nam do ai bổ nhiệm? Nhiệm vụ của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam là gì?
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Người có quyền bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Nhiệm kỳ Lãnh sự danh dự
Lãnh sự danh dự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm với nhiệm kỳ 03 (ba) năm theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có thể được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm lại theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là người có quyền bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Việt Nam theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam là gì?
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam tại nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Lãnh sự danh dự thúc đẩy và khuyến khích các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch giữa Việt Nam và nước tiếp nhận.
3. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ báo cáo định kỳ 01 (một) năm một lần (báo cáo được tính đến hết ngày 20 tháng 12 hàng năm) về kết quả hoạt động của Lãnh sự danh dự và phương hướng công tác trong thời gian tiếp theo. Các báo cáo này được gửi cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cho các cơ quan nêu trên.
4. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận, tự thu xếp trụ sở và các phương tiện làm việc cần thiết khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư này; bảo mật hồ sơ lãnh sự theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Sau khi chấm dứt hoạt động, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 18, khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.
5. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có quyền liên hệ công tác và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Thông tư này.
6. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự được Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết.
Theo đó, Lãnh sự danh dự nước Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Để được bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện để cá nhân được bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
Người được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng những điều kiện sau:
1. Là công dân Việt Nam, công dân nước tiếp nhận hoặc công dân nước thứ ba;
2. Thường trú tại nước tiếp nhận;
3. Có uy tín trong xã hội, có khả năng tài chính;
4. Có lý lịch tư pháp rõ ràng;
5. Có hiểu biết về Việt Nam và nước tiếp nhận;
6. Không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Việt Nam hoặc của bất cứ nước nào, không nhận lương từ ngân sách của Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ nước nào.
Như vậy, để được bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Là công dân Việt Nam, công dân nước tiếp nhận hoặc công dân nước thứ ba;
+ Thường trú tại nước tiếp nhận.
+ Có uy tín trong xã hội, có khả năng tài chính.
+ Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
+ Có hiểu biết về Việt Nam và nước tiếp nhận.
+ Không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Việt Nam hoặc của bất cứ nước nào, không nhận lương từ ngân sách của Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ nước nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?