Lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải bao gồm những ai và chịu trách nhiệm trước ai?
- Lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải gồm những ai và chịu trách nhiệm trước ai?
- Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
- Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải?
Lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải gồm những ai và chịu trách nhiệm trước ai?
Lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải quy định ở Điều 4 Quyết định 3705/QĐ-BGTVT năm 2008 quy định như sau:
- Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải có Hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trường; giúp việc cho Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công.
- Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Các Phó Hiệu trưởng, Kế toán trưởng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng.
- Các Trưởng, Phó Phòng, Khoa, Trung tâm do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 3705/QĐ-BGTVT năm 2008 quy định như sau:
Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải (trong Quyết định này viết tắt là Trường) trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, là đơn vị sự nghiệp đào tạo, chịu sự quản lý nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước có liên quan.
Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải theo Điều 2 Quyết định 3705/QĐ-BGTVT năm 2008 quy định như sau:
Trường có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
(1) Đào tạo cán bộ, công chức và viên chức ngành Giao thông vận tải theo phân cấp trong hệ thống đào tạo cán bộ, công chức và viên chức, gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng để thi tuyển cán bộ, công chức và viên chức ngành Giao thông vận tải.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Giao thông vận tải để nâng ngạch hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo.
- Đào tạo tiền công vụ; bồi dưỡng, bổ túc, tập huấn nâng cao kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, quản ký kinh tế, pháp luật có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu quản lý và phạm vi trách nhiệm được giao.
(2) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực về chính trị, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Giao thông vận tải theo phân cấp trong hệ thống đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hiện hành.
(3) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, quản trị kinh doanh cho cán bộ làm công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải.
(4) Tổ chức đào tạo trung cấp lý luận chính trị; phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo, bồi dưỡng cử nhân và cao cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính theo tiêu chuẩn quốc gia. Phối hợp với các tổ chức đào tạo trong nước và nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải.
(5) Nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong nước và nước ngoài về khoa học quản lý ngành Giao thông vận tải, khoa học đào tạo cán bộ quản lý trong sự nghiệp đổi mới, đáp ứng tình hình, nhiệm vụ phát triển của ngành Giao thông vận tải.
(6) Xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Giao thông vận tải trình Bộ Giao thông vận tải và cơ quan quản lý ngành có liên quan phê duyệt.
(7) Quản lý và cấp các văn bằng, chứng chỉ do Trường được phân cấp thực hiện theo quy định hiện hành.
(8) Tổ chức đào tạo và cấp bằng các bậc học khác khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
(9) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật; tổ chức thu các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
(10) Quản lý cán bộ, viên chức của Trường theo quy định hiện hành và phân cấp quản lý của Bộ Giao thông vận tải. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đơn vị theo quy định hiện hành.
(11) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải?
Cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải quy định ở Điều 3 Quyết định 3705/QĐ-BGTVT năm 2008 quy định cụ thể:
Cơ cấu tổ chức của Trường như sau:
1) Ban Giám hiệu.
2) Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học;
- Phòng Tài chính kế toán;
- Phòng Tổ chức – Hành chính;
- Phòng Quản trị thiết bị;
- Phòng Công tác học sinh.
3) Các Khoa:
- Khoa Cơ bản;
- Khoa Quản lý nhà nước;
- Khoa Quản lý doanh nghiệp.
4) Trung tâm Đào tạo phía Nam, đặt tại thành phố Hồ Chí Minh
Biên chế cán bộ, viên chức của Trường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?