Lãnh đạo trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có bắt buộc là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao không?
Bộ phận lãnh đạo trung tâm đăng kiểm xe cơ giới bao gồm những ai?
Bộ phận lãnh đạo trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực
1. Cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận sau:
a) Bộ phận lãnh đạo: Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách đơn vị đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm; trong đó có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Bộ phận kiểm định: Gồm phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện;
c) Bộ phận văn phòng: Gồm nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
2. Nhân lực của đơn vị đăng kiểm gồm:
a) Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;
c) Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Các nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên trên dây chuyền kiểm định;
d) Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định này.
Theo đó, bộ phận lãnh đạo trung tâm đăng kiểm xe cơ giới bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách đơn vị đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm.
Trong đó có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại Điều 24 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP).
Lãnh đạo trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có bắt buộc là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao không?
Điều kiện đối với lãnh đạo đơn vị đăng kiểm được phân công ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện đối với lãnh đạo đơn vị đăng kiểm được phân công ký giấy chứng nhận kiểm định
1. Được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm định xe cơ giới tại đơn vị.
2. Phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hoặc đăng kiểm viên đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng.
Theo quy định nêu trên thì lãnh đạo trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được phân công ký giấy chứng nhận kiểm định cần đáp ứng đầy đủ 02 điều kiện sau đây:
(1) Được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm định xe cơ giới tại đơn vị.
(2) Phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hoặc đăng kiểm viên đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng.
Như vậy, lãnh đạo trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được phân công ký giấy chứng nhận kiểm định không bắt buộc là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
Lãnh đạo trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có bắt buộc là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao không? (Hình từ Internet)
Cá nhân được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao cần đáp ứng điều kiện gì?
Cá nhân được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 30/2023/NĐ-CP) như sau:
Đăng kiểm viên
...
2. Điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao
a) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương;
b) Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng;
c) Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, cá nhân được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao cần đáp ứng điều kiện sau:
(1) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương;
(2) Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng;
(3) Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?