Làm thẻ Căn cước công dân mới có bắt buộc phải xin một bản xác minh giữa Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân là một không?
- Thẻ Căn cước công dân thể hiện những thông tin gì?
- Làm thẻ Căn cước công dân mới thì có phải bắt buộc phải xin một bản xác minh giữa Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân là một không?
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đến độ tuổi nào?
- Trường hợp nào được đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định mới nhất hiện nay?
Thẻ Căn cước công dân thể hiện những thông tin gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Căn cước công 2014 quy định như sau:
"Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân."
Theo đó, thẻ Căn cước công dân được thể hiện rõ và đầy đủ các thông tin nêu trên.
Căn cước công dân
Làm thẻ Căn cước công dân mới thì có phải bắt buộc phải xin một bản xác minh giữa Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân là một không?
Căn cứ Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
"Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật."
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
"Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân."
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn khi làm Căn cước công dân mới thì bên cơ quan nhà nước đã thu hồi và xác nhận chứng minh nhân dân cũ cho bạn rồi.
Do đó, hiện nay không có quy định bắt buộc phải xin giấy xác nhận giữa chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân là một.
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đến độ tuổi nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định độ tuổi đổi thẻ như sau:
"Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo."
Theo đó, khi đến độ tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì phải được đổi thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp nào được đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
"Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam."
Theo đó, các trường hợp nêu trên được đổi thẻ Căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?