Làm sao để xác định một người đã mắc bệnh cúm A H1N1 hay chưa? Paracetamol có sử dụng trong điều trị H1N1 không?
Ngoài sốt thì người mắc bệnh cúm A H1N1 có những triệu chứng thường gặp nào khác?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A H1N1 ban hành kèm theo Quyết định 2762/QĐ-BY 2009 quy định như sau:
CHẨN ĐOÁN
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
1. Yếu tố dịch tễ:
Trong vòng 7 ngày:
- Sống hoặc đến từ vùng có cúm A (H1N1).
- Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A (H1N1).
2. Lâm sàng:
Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
- Sốt.
- Các triệu chứng về hô hấp:
+ Viêm long đường hô hấp.
+ Đau họng.
+ Ho khan hoặc có đờm.
- Các triệu chứng khác
+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng.
Đối chiếu với quy định này thì ngoài sốt thì người mắc bệnh cúm A H1N1 có thể có thêm một số biểu hiện liên quan đến hô hấp như sau:
+ Viêm long đường hô hấp.
+ Đau họng.
+ Ho khan hoặc có đờm.
- Các triệu chứng khác
+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng.
Lưu ý: Các triệu chứng kể trên bao gồm cả sốt chỉ là các biểu hiện thường thấy ở người bị nhiễm bệnh cúm A H1N1, có những trường hợp sẽ không sốt hoặc không có một trong những biểu hiện kể trên.
Làm sao để xác định một người đã mắc bệnh cúm A H1N1 hay chưa? Paracetamol có sử dụng trong điều trị H1N1 không? (hình từ Internet)
Làm sao để xác định một người đã mắc bệnh cúm A H1N1 hay chưa?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A H1N1 ban hành kèm theo Quyết định 2762/QĐ-BYT năm 2009 quy định như sau:
CHẨN ĐOÁN
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
...
3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
+ Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
+ Nuôi cấy vi rút: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
- Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
- X quang phổi: có thể có biểu hiện của viêm phổi không điển hình.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a) Trường hợp nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.
b) Trường hợp xác định đã mắc bệnh:
- Có biểu hiện lâm sàng cúm.
- Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm A (H1N1).
c) Người lành mang vi rút:
Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1). Những trường hợp này cũng phải được báo cáo.
...
Đối chiếu với quy định này thì để xác định một người đã mắc bệnh cúm A H1N1 hay chưa sẽ dựa vào hai yếu tố:
- Có biểu hiện lâm sàng cúm.
- Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm A (H1N1).
Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, sẽ có những trường hợp người bệnh không có các biểu hiện lâm sàn như sốt hay các dấu hiệu liên quan đến phổi nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1). Những trường hợp này cũng phải được báo cáo để theo dõi.
Paracetamol có được sử dụng trong việc điều trị bệnh cúm A H1N1 không và việc đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh ra sao?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A H1N1 ban hành kèm theo Quyết định 2762/QĐ-BYT 2009 quy định như sau:
ĐIỀU TRỊ
...
2. Điều trị thuốc kháng vi rút:
- Thuốc kháng vi rút:
+ Oseltamivir (Tamiflu):
* Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg ´ 2 lần/ngày ´ 5 ngày.
* Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể
. <15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày ´ 5 ngày.
. 16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày ´ 5 ngày.
. 24-40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày ´ 5 ngày.
. > 40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
* Trẻ em dưới 12 tháng:
. < 3 tháng: 12 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
. 3-5 tháng: 20 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
. 6-11 tháng: 25 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
+ Zanamivir: dạng hít định liều. Sử dụng trong các trường hợp: Không có oseltamivir, trường hợp chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir.
Liều dùng:
* Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg x 2 lần/ngày.
* Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 1 lần/ngày.
+ Trường hợp nặng có thể kết hợp oseltamivir và zanamivir.
+ Trường hợp đáp ứng chậm với thuốc kháng vi rút: thời gian điều trị có thể kéo dài đến khi xét nghiệm hết vi rút.
- Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
3. Điều trị hỗ trợ
a) Hạ sốt.
Chỉ dùng paracetamol khi nhiệt độ trên 39oC (không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin).
b) Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.
- Dinh dưỡng:
+ Người bệnh nhẹ: cho ăn bằng đường miệng.
+ Người bệnh nặng: cho ăn sữa và bột dinh dưỡng qua ống thông dạ dày.
+ Nếu người bệnh không ăn được phải kết hợp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
- Chăm sóc hô hấp: giúp người bệnh ho, khạc; vỗ rung vùng ngực; hút đờm.
c) Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm vi khuẩn
d) Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp:
- Nằm đầu cao 30-450.
- Cho người bệnh thở oxy với lưu lượng thích hợp.
- Những trường hợp không đáp ứng với thở oxy cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở không xâm nhập hoặc xâm nhập.
e) Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.
g) Những trường hợp nặng điều trị giống như cúm A (H5N1) nặng đã được Bộ Y tế ban hành.
Như vậy, việc sử dụng Paracetamol là nhằm mục đích hạ sốt cho bệnh nhân và chỉ được sử dụng khi nhiệt độ trên 39oC.
Cũng theo quy định này thì sẽ không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin trong việc điều trị bệnh cúm A H1N1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?