Làm gì khi người thân có hành vi phạm tội? Không tố giác việc người thân có hành vi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào?
Người thân có hành vi phạm tội thì nên làm gì?
Đầu tiên anh cần trao đổi với cháu để có thể hiểu rõ nội dung sự việc. Với vai trò là người nhà, anh nên khuyên nhủ, vận động cháu ra đầu thú hoặc tự thú, khai báo với cơ quan chức năng để hưởng khoan hồng của pháp luật.
Sau khi đã trao đổi với cháu hoặc nhận thấy không thể khuyên nhủ được cháu anh có thể đến cơ quan chức năng để tố giác hoặc tin báo về hành vi của cháu theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc tố giác và tin báo có thể thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản.
Tải về mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất 2023: Tại Đây
Làm gì khi người thân có hành vi phạm tội? Không tố giác việc người thân có hành vi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào?
Thực hiện việc tố giác người thân có hành vi phạm tội như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) quy định như sau:
3. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Như vậy để nhanh nhất anh có thể đến Công an xã, phường, thị trấn nơi anh đang ở để tố giác hành vi phạm tội của cháu.
Không tố giác việc người thân có hành vi phạm tội có được xem là phạm pháp?
Luật hình sự quy định trường hợp biết người khác phạm tội nhưng không khai báo, trong đó có hành vi không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) cụ thể như sau:
Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy rằng anh không phạm tội Không tố giác tội phạm bởi tại thời điểm cho cháu anh ngủ nhờ anh không hề biết sự việc cháu anh đánh nhau gây chết người. Tuy nhiên, khi biết được sự việc từ người họ hàng cũng như sau khi đã trao đổi, nói chuyện với người cháu, anh phải đi khai báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trường hợp không khai báo, tố giác về hành vi có dấu hiệu tội phạm của cháu mình đã gây ra, anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không tố giác người có hành vi phạm tội bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về việc xử lý tội không tố giác tội phạm như sau:
- Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?