Làm con dấu có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không? Hộ gia đình muốn mở cơ sở làm con dấu thì có cần đăng ký kinh doanh không?
Làm con dấu có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?
Làm con dấu có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
…
Theo đó danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì làm con dấu là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Làm con dấu có thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện không? Hộ gia đình muốn mở cơ sở làm con dấu thì có cần đăng ký kinh doanh không? (Hình từ Internet)
Làm con dấu được phân vào nhóm ngành kinh tế nào?
Làm con dấu được phân vào nhóm ngành kinh tế nào, thì theo quy định tại Nhóm C Mục II Phụ lục IINội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
329 - 3290 - 32900: Sản xuất khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
- Sản xuất trang thiết bị bảo vệ an toàn như:
+ Sản xuất quần áo chống cháy và bảo vệ an toàn,
+ Sản xuất dây bảo hiểm cho người sửa chữa điện hoặc các dây bảo vệ cho các ngành nghề khác,
+ Sản xuất phao cứu sinh,
+ Sản xuất mũ nhựa cứng và các thiết bị bảo vệ cá nhân khác (ví dụ mũ thể thao),
+ Sản xuất quần áo amiăng (như bộ bảo vệ chống cháy),
+ Sản xuất mũ bảo hiểm kim loại và các thiết bị bảo hiểm cá nhân bằng kim loại khác,
+ Sản xuất nút tai và nút chống ồn (cho bơi lội và bảo vệ tiếng ồn),
+ Sản xuất mặt nạ khí ga.
- Sản xuất chổi, bàn chải bao gồm bàn chải là bộ phận của máy móc, bàn chải sàn cơ khí điều khiển bằng tay, giẻ lau, máy hút bụi lông, chổi vẽ, trục lăn, giấy thấm sơn, các loại chổi, bàn chải khác...
- Sản xuất bàn chải giày, quần áo;
- Sản xuất bút và bút chì các loại bằng cơ khí hoặc không;
- Sản xuất lõi bút chì;
- Sản xuất tem ghi số, tem gắn, ghi ngày, các thiết bị in ấn điều khiển bằng tay hoặc các tem rập nổi, các thiết bị in bằng tay, lõi mực in và ribbon máy tính;
- Sản xuất găng tay;
- Sản xuất ô, ô đi nắng, gậy đi bộ;
- Sản xuất các nút, khóa ấn, khoá móc, khoá trượt;
- Sản xuất tẩu hút xì gà;
- Sản xuất các sản phẩm cho con người: Tẩu hút, lược, bình xịt nước hoa, lọc chân không và các bình chân không khác dùng cho cá nhân hoặc gia đình, tóc giả, râu giả, mi giả, bút kẻ lông mày;
- Sản xuất các sản phẩm khác: Nến, dây nến và các thứ tương tự; hoa giả, vòng hoa, giỏ hoa, hoa nhân tạo, lá quả, vật lạ, vật gây cười, sàng, sảy, manơ canh...
- Hoạt động nhồi bông thú,
- Làm con dấu.
Như vậy, theo quy định trên thì làm con dấu được phân vào nhóm 329 - 3290 - 32900: Sản xuất khác chưa được phân vào đâu.
Hộ gia đình muốn mở cơ sở làm con dấu thì có cần đăng ký kinh doanh không?
Hộ gia đình muốn mở cơ sở làm con dấu thì có cần đăng ký kinh doanh không, thì theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì làm con dấu là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, vì vậy hộ kinh doanh muốn sản xuất làm con dấu thì phải đăng ký kinh doanh.
Hộ gia đình đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình thì hồ sơ gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?