Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo đề xuất tại Dự thảo Luật Đường bộ?
- Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo đề xuất tại Dự thảo Luật Đường bộ?
- Việc đưa đón học sinh hiện nay được chỉ đạo thực hiện ra sao?
- Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên đi học hiện nay?
Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo đề xuất tại Dự thảo Luật Đường bộ?
Bên cạnh những chính sách phát triển giao thông đường bộ, dự thảo Luật Đường bộ hiện đang được Bộ Giao thông vận tải soạn thảo và lấy ý kiến cũng đưa ra nhiều quy định nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả loại hình xe đưa đón học sinh.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 78 của Dự thảo 5 Luật Đường bộ có nội dung:
Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách; thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 58 và Điều 61 của Luật này.
Như vậy, theo đề xuất tại Dự thảo Luật Đường bộ thì lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách.
Ngoài ra, một số đề xuất khác liên quan đến đưa đón học sinh tại Dự thảo như sau:
- Cơ sở giáo dục, đào tạo tự tổ chức hoạt động vận tải đưa đón học sinh và đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động vận tải đưa đón học sinh phải đáp ứng các nội dung tại Điều 57, Điều 58 và Điều 59 của Dự thảo.
- Trước khi tổ chức thực hiện, cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức hoạt động đưa đón học sinh phải thông báo đến cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các thông tin gồm: hành trình đưa đón, các điểm dừng đón, trả học sinh; danh sách phương tiện, danh sách lái xe kèm theo; hình ảnh của phương tiện và màu sơn đặc trưng (nếu có). Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin tại khoản này, cơ sở giáo dục thực hiện thông báo bổ sung.
- Khi đưa đón học sinh tiểu học và mầm non phải bố trí tối thiểu 01 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và đảm bảo an toàn cho học sinh trong suốt chuyến đi. Trường hợp sử dụng xe ô tô có sức chứa trên 24 chỗ để đưa đón học sinh mầm non, phải bố trí tối thiểu 02 người quản lý trên mỗi xe ô tô.
- Cơ sở giáo dục, đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn khi đưa đón học sinh.
- Cơ sở giáo dục, đào tạo khi tổ chức hoạt động đưa, đón học sinh chịu trách nhiệm về việc đón, trả học sinh của đơn vị mình đảm bảo an toàn giao thông.
- Xe đưa đón học sinh được quyền ưu tiên trong tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón học sinh.
Tải về Dự thảo Luật Đường bộ
Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo đề xuất tại Dự thảo Luật Đường bộ? (Hình ảnh từ Internet)
Việc đưa đón học sinh hiện nay được chỉ đạo thực hiện ra sao?
Vào ngày ngày 21 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2023 tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng về xe đưa đón học sinh. Cụ thể:
(1) Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành giáo dục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh. Trong đó:
+ Rà soát các phương tiện kinh doanh đưa đón học sinh, định kỳ vào ngày 15 hằng tháng, các cơ sở giáo dục tổng hợp số liệu báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp, cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải và Công an địa phương về hành trình, điểm dừng đón, trả; danh sách xe, lái xe; hình ảnh xe và màu sơn để kiểm tra, giám sát.
+ Kiên quyết không để các phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn tham gia đưa đón học sinh.
+ Đối với các cơ sở giáo dục sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô tô phải lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có uy tín, chất lượng, thực hiện nghiêm quy định về yêu cầu kỹ thuật, quy trình đưa đón, bảo đảm an toàn cho học sinh; có trách nhiệm tập huấn cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững, thực hiện đúng quy trình an toàn.
(2) Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển, đưa đón học sinh bằng xe ô tô buýt chuyên dụng đưa đón học sinh; cơ chế, chính sách khuyến khích học sinh đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng và xe ô tô buýt chuyên dụng đưa đón học sinh; kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đưa đón học sinh theo hình thức hợp đồng.
Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên đi học hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên đi học hiện nay như sau:
- Trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 Nghị định 10/2020/NĐ-CP; phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;
- Vận chuyển đúng đối tượng (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc) và không phải thực hiện các nội dung được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3, điểm b, điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?