Kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc đào và chống giữ các đường lò mở vỉa, lò chuẩn bị có độ dốc bất kỳ, diện tích ≥ 1,5 m² trong đất đá để phục vụ quá trình khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ làm việc chủ yếu trong các đường lò trong lòng đất tại các mỏ khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò với các nhiệm vụ chính: phá vỡ đất đá, khoáng sản bằng cơ giới hoặc bằng khoan nổ mìn; xúc bốc đất đá, khoáng sản bằng dụng cụ thủ công hoặc vận hành thiết bị cơ giới; vận chuyển đất đá, khoáng sản bằng goòng thủ công hoặc tời trục hoặc băng tải hoặc máng cào hoặc tàu điện; vận chuyển vật liệu bằng dụng cụ thủ công hoặc thiết bị chuyên dùng; chống giữ đường lò bằng các loại vì chống: gỗ, kim loại, vì neo hoặc bê tông cốt thép liền khối; các công việc xây dựng bao gồm kỹ thuật ghép cốp pha, cốt thép và trình tự kỹ thuật đổ bê tông các đường lò và công trình ngầm của mỏ; củng cố các vì chống bị suy yếu; sửa chữa các vì chống hoặc đoạn lò có vì chống bị hư hỏng, biến dạng quá mức cho phép; tham gia xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất như sập đổ lò, cháy nổ khí hoặc bục nước ngầm.
Người hành nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ làm việc theo ca kíp, trong điều kiện không có ánh sáng tự nhiên và môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, không khí, tiếng ồn, bụi... một số khâu trong sản xuất công việc khá nặng nhọc và có tính chất nguy hiểm, công việc mang tính tập thể; vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có tay nghề chuyên môn vững và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Theo đó, kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng là ngành nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc đào và chống giữ các đường lò mở vỉa, lò chuẩn bị có độ dốc bất kỳ, diện tích ≥ 1,5 m² trong đất đá để phục vụ quá trình khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành kỹ thuật xây dựng mỏ (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Phân tích được các thông số của hộ chiếu khoan nổ mìn, hộ chiếu chống giữ lò, sơ đồ hệ thống đường lò ...;
- Giải thích được các hiện tượng địa chất, phay phá, uốn nếp, tính chất cơ lý của đất đá mỏ... có ảnh hưởng đến công tác sản xuất, hệ thống thoát nước mỏ hầm lò;
- Phân biệt được tính chất, phạm vi ứng dụng của các vật liệu chống giữ thông dụng và đặc biệt: gỗ, sắt, bê tông, gạch đá... và kết cấu vì chống tương ứng với vật liệu chống giữ;
- Phân tích được quy trình công nghệ các phương pháp đào lò thông thường bằng khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công hoặc bằng máy xúc có gầu xúc, máy cào vơ, máy xúc đổ bên và đào lò bằng máy liên hợp;
- Phân tích được các quy trình kỹ thuật chống giữ ở lò đào trong đá và lò đào trong than, hầm trạm;
- Xác định được các phương pháp củng cố, sửa chữa các đường lò;
- Phân biệt được các phương pháp mở vỉa, phương pháp khai thác thường dùng;
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, trình tự và quy phạm vận hành các loại máy khoan điện, khoan khí ép, búa chèn, băng tải ...;
- Phân tích được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng các thiết bị cấp cứu mỏ thông thường;
- Giải thích được nội dung các quy phạm an toàn ở mỏ hầm lò, các phương tiện đo, kiểm tra khí mỏ, phương tiện cấp cứu cá nhân, phương pháp thủ tiêu sự cố mỏ;
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình, quy phạm vận hành các loại thiết bị mỏ sau: máy bốc xúc đất đá làm việc theo chu kỳ đổ về phía sau, đổ bên hông; máy liên hợp đào lò; máng cào, băng tải, trục tời, quạt gió;
- Trình bày được nguyên tắc tổ chức công tác ở lò chuẩn bị;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?