Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh là gì và được chia thành bao nhiêu nhóm?

Hiện nay, kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh là gì? Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh được chia làm mấy nhóm? Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh có quyền và trách nhiệm như thế nào? Câu hỏi đến từ anh Thanh Hùng ở Long Thành.

Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 55/2015/TT-BYT quy định như sau:

Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh là kỹ thuật, phương pháp y học lần đầu tiên được phát minh, nghiên cứu tại Việt Nam và/hoặc thế giới với mục đích chẩn đoán, dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng, can thiệp, thay thế hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của con người.

Theo đó, kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh là kỹ thuật, phương pháp y học lần đầu tiên được phát minh, nghiên cứu tại Việt Nam và/hoặc thế giới với mục đích chẩn đoán, dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng, can thiệp, thay thế hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của con người.

Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh được chia làm mấy nhóm?

Tại Điều 3 Thông tư 55/2015/TT-BYT quy định như sau:

Phân loại kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh được chia làm 3 nhóm theo mức độ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh, bao gồm:
a) Nhóm I (nguy cơ thấp): những kỹ thuật, phương pháp không xâm lấn hoặc ít xâm lấn, ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
b) Nhóm II (nguy cơ trung bình): những kỹ thuật, phương pháp có xâm lấn, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
c) Nhóm III (nguy cơ cao): những kỹ thuật, phương pháp có xâm lấn; kỹ thuật cao có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và/hoặc có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
2. Bộ Y tế xem xét, quyết định kỹ thuật mới, phương pháp mới thuộc một trong các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng hồ sơ cụ thể căn cứ vào biên bản tư vấn của Ban Đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Bộ Y tế (sau đây viết tắt là Ban Đánh giá đạo đức).
3. Bộ Y tế ban hành tiêu chí chuyên môn để xác định việc phân loại kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh áp dụng đối với nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh được chia làm 3 nhóm theo mức độ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh, bao gồm:

- Nhóm I (nguy cơ thấp): những kỹ thuật, phương pháp không xâm lấn hoặc ít xâm lấn, ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

- Nhóm II (nguy cơ trung bình): những kỹ thuật, phương pháp có xâm lấn, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

- Nhóm III (nguy cơ cao): những kỹ thuật, phương pháp có xâm lấn; kỹ thuật cao có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và/hoặc có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh

Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh

(Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 55/2015/TT-BYT quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Quyền của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới:
a) Lựa chọn, đề xuất tổ chức đáp ứng yêu cầu để thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới.
b) Được sở hữu toàn bộ kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
c) Chấm dứt nghiên cứu nếu tổ chức nhận thử vi phạm nghiêm trọng đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới:
a) Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, trung thực cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới.
b) Chi trả bồi dưỡng; bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới nếu rủi ro xảy ra do thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật mới, phương pháp mới do mình cung cấp.
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh.
...

Theo đó, tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh có quyền và trách nhiệm như sau:

- Quyền của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới:

+ Lựa chọn, đề xuất tổ chức đáp ứng yêu cầu để thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới.

+ Được sở hữu toàn bộ kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

+ Chấm dứt nghiên cứu nếu tổ chức nhận thử vi phạm nghiêm trọng đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới:

+ Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, trung thực cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới.

+ Chi trả bồi dưỡng; bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới nếu rủi ro xảy ra do thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật mới, phương pháp mới do mình cung cấp.

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người bệnh được quyền rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh bất cứ khi nào mình muốn phải không?
Pháp luật
Thời gian thực hành khám bệnh chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là bao lâu? Người thực hành khám bệnh chữa bệnh có thể thực hành tại đâu?
Pháp luật
Bác sĩ cố tình cấp cứu chậm thì có vi phạm pháp luật không? Mức phạt vi phạm hành chính khi bác sĩ cấp cứu chậm?
Pháp luật
Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại khoa khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao phải là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên?
Pháp luật
Thủ tục thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT áp dụng từ ngày 16/07/2024? Mức thanh toán chi phí KCB BHYT từ 1/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bàn giao người bệnh chuyển khoa tại cơ sở khám chữa bệnh đối với bác sĩ là mẫu nào? Nội dung mẫu bàn giao bao gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu giấy cam kết từ chối sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh là mẫu nào? Tải mẫu từ chối sử dụng dịch vụ về ở đâu?
Pháp luật
Người hành nghề y có nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Người hành nghề có được từ chối khám chữa bệnh cho người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự không?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận phẫu thuật khi cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động xâm nhập vào cơ thể người bệnh là mẫu giấy nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,032 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào