Kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ cần đáp ứng những yêu cầu gì? Những đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trên?
Kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiết 2.1.4 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BCA quy định như sau:
YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN
2.1. Kỹ thuật an toàn trong sản xuất, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ
...
2.1.4. Kỹ thuật an toàn trong quản lý, bảo quản thuốc pháo và trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ
...
2.1.4.2. Kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ:
a) Người sản xuất phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khi phơi hoặc sấy ngòi, pháo hoa, pháo hoa nổ, phải đặt trên giá đỡ và có người trông coi; giá phơi phải sạch, không có các mảnh gạch, sỏi, đá, kim loại; cấm phơi trực tiếp trên nền gạch, xi măng hoặc sào sắt; khi sấy phải bảo đảm nguồn nhiệt cấp không quá 60°C; ngòi, pháo hoa nổ, pháo hoa không được tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt cấp;
c) Dụng cụ cắt ngòi phải sắc và được chế tạo bằng vật liệu không gỉ; khi cắt ngòi phải thao tác chính xác, dứt khoát; ngòi cắt xong phải để trong các vật chứa bảo đảm an toàn;
d) Dụng cụ để đưa thuốc pháo vào khuôn đúc hoặc phễu nạp của máy, thiết bị đong nén phải được chế tạo bằng vật liệu không phát sinh tia lửa khi hoạt động;
đ) Sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ sau khi sấy hoặc phơi khô phải để nguội đến nhiệt độ không lớn hơn 35°C mới đưa vào bảo quản, sử dụng.
Theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích:
Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m.
- Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
Như vậy, yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ như sau:
- Người sản xuất phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Khi phơi hoặc sấy ngòi, pháo hoa, pháo hoa nổ, phải đặt trên giá đỡ và có người trông coi. Giá phơi phải sạch, không có các mảnh gạch, sỏi, đá, kim loại.
Cấm phơi trực tiếp trên nền gạch, xi măng hoặc sào sắt. Khi sấy phải bảo đảm nguồn nhiệt cấp không quá 60°C. Ngòi, pháo hoa nổ, pháo hoa không được tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt cấp;
- Dụng cụ cắt ngòi phải sắc và được chế tạo bằng vật liệu không gỉ. Khi cắt ngòi phải thao tác chính xác, dứt khoát. Ngòi cắt xong phải để trong các vật chứa bảo đảm an toàn.;
- Dụng cụ để đưa thuốc pháo vào khuôn đúc hoặc phễu nạp của máy, thiết bị đong nén phải được chế tạo bằng vật liệu không phát sinh tia lửa khi hoạt động;
- Sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ sau khi sấy hoặc phơi khô phải để nguội đến nhiệt độ không lớn hơn 35°C mới đưa vào bảo quản, sử dụng
Kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo
1. Đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
a) Người quản lý;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
c) Người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
d) Chỉ huy bắn pháo hoa nổ;
đ) Người sử dụng pháo hoa nổ;
e) Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
2. Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa
a) Người quản lý;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;
c) Người được giao quản lý kho pháo hoa, thuốc pháo hoa.
...
Theo đó, đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ có:
- Người quản lý;
- Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
- Người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
- Chỉ huy bắn pháo hoa nổ;
- Người sử dụng pháo hoa nổ;
- Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa gồm:
- Người quản lý;
- Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;
- Người được giao quản lý kho pháo hoa, thuốc pháo hoa.
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về nội dung huấn luyện như sau:
- Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất pháo hoa nổ và hoạt động sản xuất pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ.
Biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất pháo hoa nổ và trong sản xuất pháo hoa. Tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ. Dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển; Cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;
- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ;
- Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ;
- Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
- Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản;
- Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; Các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ. Đồng thời, yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ;
- Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ;
- Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ, ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người và xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ. Đồng thời, xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?