Kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và Ngày Dân vận của cả nước là ngày bao nhiêu?
Kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và Ngày Dân vận của cả nước là ngày bao nhiêu?
Ngày truyền thống được giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã quyết định lấy ngày 15/10/1930 là Ngày Truyền thống công tác Dân vận của Đảng và ngày 15/10 hằng năm là Ngày Dân vận của cả nước để cùng nhau học tập và thực hiện những lời Bác Hồ dạy về công tác dân vận.
Năm 2024, Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm Ngày Dân vận của cả nước (15/10/1999 - 15/10/2024).
Kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và Ngày Dân vận của cả nước là ngày bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng 15/10 như thế nào?
Theo khoản 5, khoản 6 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về năm tròn, năm khác như sau:
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Theo đó, việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng 15/10 hàng năm được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Năm tròn:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng 15/10 xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng 15/10 theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng 15/10. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Lưu ý: Kinh phí tổ chức Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng 15/10 được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Dân vận và công tác dân vận là gì?
Dân vận và công tác dân vận được giải thích tại Điều 1 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị do Ban Chấp hành Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 23-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Điều 1. Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đó, dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?