Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào? Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi nào?

Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào? Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi nào? Câu hỏi của anh L.T.K từ Hà Nội.

Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào?

Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:

Kỳ hạn vận chuyển
1. Kỳ hạn vận chuyển được tính từ khi doanh nghiệp nhận hàng hóa và hoàn tất thủ tục ở ga gửi cho đến khi doanh nghiệp báo tin hàng đến cho người nhận hàng, bao gồm những thời gian sau đây:
a) Thời gian ở ga gửi;
b) Thời gian chạy trên đường;
c) Thời gian ở ga đến.
2. Kỳ hạn vận chuyển được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải. Nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng thì kỳ hạn vận chuyển được xác định theo quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
3. Thời gian chạy trên đường được tính từ 0 (không) giờ sau ngày doanh nghiệp nhận chở và được quy định như sau:
a) Hàng nguyên toa: Cứ 300 km hoặc không đủ 300 km tính là 01 ngày;
b) Hàng lẻ: Cứ 250 km hoặc không đủ 250 km tính là 01 ngày.
4. Thời gian ở ga gửi tính là 01 ngày; thời gian giao hàng ở ga đến tính là 01 ngày.
...

Như vậy, theo quy định, kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa nhận hàng hóa và hoàn tất thủ tục ở ga gửi cho đến khi doanh nghiệp báo tin hàng đến cho người nhận hàng.

Bao gồm những thời gian sau đây:

(1) Thời gian ở ga gửi;

(2) Thời gian chạy trên đường;

(3) Thời gian ở ga đến.

Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào? Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi nào?

Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi nào?

Thời điểm hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn được quy định tại khoản 6 Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:

Kỳ hạn vận chuyển
...
5. Thời gian chạy trên đường quy định tại Khoản 3 Điều này được cộng thêm thời gian thực tế tàu phải đỗ hoặc toa xe phải dừng lại trong những trường hợp sau đây:
a) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Kiểm dịch hoặc chăm sóc động thực vật;
c) Bổ sung các điều kiện để bảo quản hàng hóa đối với hàng tươi sống hoặc hàng mau hỏng;
d) Sửa chữa, bổ sung, gia cố hàng hóa xô lệch, bao bì hư hỏng không do lỗi của doanh nghiệp;
đ) Hàng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giữ lại để xử lý theo quy định.
6. Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.
7. Nếu quá kỳ hạn vận chuyển, doanh nghiệp phải trả các chi phí phát sinh do quá kỳ hạn vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.
8. Doanh nghiệp được quyền rút ngắn kỳ hạn vận chuyển quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này hoặc kỳ hạn vận chuyển đã thỏa thuận trong hợp đồng vận tải và phải thông báo cho người thuê vận tải biết để nhận hàng, nếu người thuê vận tải không đến nhận thì doanh nghiệp vận tải phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo hợp đồng đã thỏa thuận.

Như vậy, theo quy định, hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.

Nếu quá kỳ hạn vận chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu những chi phí nào?

Trường hợp quá kỳ hạn vận chuyển hàng hóa được quy định tại khoản 7 Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:

Kỳ hạn vận chuyển
...
5. Thời gian chạy trên đường quy định tại Khoản 3 Điều này được cộng thêm thời gian thực tế tàu phải đỗ hoặc toa xe phải dừng lại trong những trường hợp sau đây:
a) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Kiểm dịch hoặc chăm sóc động thực vật;
c) Bổ sung các điều kiện để bảo quản hàng hóa đối với hàng tươi sống hoặc hàng mau hỏng;
d) Sửa chữa, bổ sung, gia cố hàng hóa xô lệch, bao bì hư hỏng không do lỗi của doanh nghiệp;
đ) Hàng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giữ lại để xử lý theo quy định.
6. Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.
7. Nếu quá kỳ hạn vận chuyển, doanh nghiệp phải trả các chi phí phát sinh do quá kỳ hạn vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.
8. Doanh nghiệp được quyền rút ngắn kỳ hạn vận chuyển quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này hoặc kỳ hạn vận chuyển đã thỏa thuận trong hợp đồng vận tải và phải thông báo cho người thuê vận tải biết để nhận hàng, nếu người thuê vận tải không đến nhận thì doanh nghiệp vận tải phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo hợp đồng đã thỏa thuận.

Như vậy, theo quy định, nếu quá kỳ hạn vận chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải trả các chi phí phát sinh do quá kỳ hạn vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào? Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia theo thứ tự ưu tiên quy định ra sao?
Pháp luật
Vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được thực hiện theo những hình thức nào? Những loại hàng hóa nào phải vận tải bằng đường sắt quốc gia theo hình thức nguyên toa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường sắt
894 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào