Kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng cục hải quan gồm những nguồn kinh phí nào? Việc sử dụng kinh phí được thực hiện thế nào?
Kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng cục hải quan gồm những nguồn kinh phí nào?
Theo khoản 2 Điều 29 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định về kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại như sau:
Kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại
1. Việc dự trù kinh phí phục vụ hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế được thực hiện theo Khoản 5 Điều 5 của Quy chế này.
2. Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại của Ngành là nguồn ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam được phân bổ hàng năm theo kế hoạch và một số nguồn khác từ kinh phí chung của Ngành do Tổng cục trưởng quyết định.
...
Theo đó, kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng cục hải quan gồm nguồn ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam được phân bổ hàng năm theo kế hoạch và một số nguồn khác từ kinh phí chung của Ngành do Tổng cục trưởng quyết định.
Tổng cục Hải quan (Hình từ Internet)
Việc sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng cục hải quan được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 về sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế như sau:
Kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại
...
3. Sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế:
Kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào theo đúng chế độ và theo chương trình hợp tác quốc tế của Ngành;
b) Các cuộc tiếp xúc, mở rộng quan hệ, trao đổi nghiệp vụ có liên quan đến hải quan;
c) Tổ chức các đợt tập huấn về hợp tác quốc tế, giới thiệu các điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia hoặc ký kết;
d) Công tác lễ tân phục vụ việc đăng cai các hội nghị, hội thảo quốc tế có liên quan đến hải quan, chi cho tặng phẩm đối ngoại của Ngành;
e) Đóng góp cho Tổ chức Hải quan thế giới (niên liễm) hàng năm.
...
Theo đó, kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại được sử dụng cho các hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 29 nêu trên.
Trong đó có hoạt động tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào theo đúng chế độ và theo chương trình hợp tác quốc tế của Ngành.
Hoặc tổ chức các đợt tập huấn về hợp tác quốc tế, giới thiệu các điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia hoặc ký kết.
Kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng cục hải quan được quản lý thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 29 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định về quản lý kinh phí phục vụ công tác đối ngoại như sau:
Kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại
...
4. Quản lý kinh phí phục vụ công tác đối ngoại:
Văn phòng Tổng cục là đơn vị trực tiếp chi tiêu kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại, có trách nhiệm theo dõi, quản lý và báo cáo định kỳ theo quy định về việc chi tiêu kinh phí đối ngoại. Riêng đối với kinh phí đoàn ra, Vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với Văn phòng Tổng cục theo dõi cụ thể các đoàn không theo kế hoạch sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước (toàn phần hoặc một phần) và báo cáo lãnh đạo Tổng cục qua Cục Tài vụ Quản trị để theo dõi, quản lý và hướng dẫn sử dụng theo đúng chế độ và điều chỉnh kịp thời.
Như vậy, Văn phòng Tổng cục là đơn vị trực tiếp chi tiêu kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại, có trách nhiệm theo dõi, quản lý và báo cáo định kỳ theo quy định về việc chi tiêu kinh phí đối ngoại.
Riêng đối với kinh phí đoàn ra, Vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với Văn phòng Tổng cục theo dõi cụ thể các đoàn không theo kế hoạch sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước
Đồng thời báo cáo lãnh đạo Tổng cục qua Cục Tài vụ Quản trị để theo dõi, quản lý và hướng dẫn sử dụng theo đúng chế độ và điều chỉnh kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ là gì? Việt Nam có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định hiện nay?
- Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng?
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng gì? Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng?
- Theo quy định của Luật Quốc phòng, tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực vật lực tài chính và yếu tố gì ở trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng?
- Nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp là gì? Chủ sở hữu nhà ở được sử dụng nhà ở vào mục đích khác?