Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được lấy từ các nguồn nào?

Cho tôi hỏi kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được lấy từ các nguồn nào? Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường? Câu hỏi của anh P.T.M từ Ninh Thuận.

Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội đang hoạt động mà gây ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm đối với cơ sở đang hoạt động có gây ô nhiễm môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT như sau:

Yêu cầu về quy hoạch và công nghệ
1. Đối với cơ sở khi xây dựng mới hoặc mở rộng
a) Xây dựng, bố trí mặt bằng hạ tầng cơ sở bảo đảm không gây ra các tác động, ảnh hưởng từ khu vực phát sinh chất thải đến các khu vực khác. Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp với quy mô của cơ sở;
c) Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp, bảo đảm chất thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2. Đối với cơ sở đang hoạt động có gây ô nhiễm môi trường
Xây dựng phương án nâng cấp, xử lý, khắc phục chất thải gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh môi trường của cơ sở; sử dụng công nghệ phù hợp để khắc phục ô nhiễm môi trường và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Như vậy, theo quy định, cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội đang hoạt động mà gây ô nhiễm môi trường thì phải:

(1) Xây dựng phương án nâng cấp, xử lý, khắc phục chất thải gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh môi trường của cơ sở;

(2) Sử dụng công nghệ phù hợp để khắc phục ô nhiễm môi trường và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được lấy từ các nguồn nào?

Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội đang hoạt động mà gây ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được lấy từ các nguồn nào?

Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT như sau:

Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường
Kinh phí hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường; kinh phí đầu tư thiết bị, hệ thống xử lý chất thải và vận hành được huy động từ các nguồn sau:
1. Ngân sách Nhà nước (vốn dầu tư phát triển; kinh phí sự nghiệp môi trường).
2. Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
3. Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
4. Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định, kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được huy động từ các nguồn sau:

(1) Ngân sách Nhà nước (vốn đầu tư phát triển; kinh phí sự nghiệp môi trường).

(2) Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.

(3) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

(4) Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường?

Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT như sau:

Trách nhiệm của cơ sở
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xây dựng bản cam kết, đăng ký bảo vệ môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cơ sở.
3. Phòng ngừa, hạn chế và khắc phục các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của cơ sở.
4. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, học viên trong cơ sở.
5. Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
7. Nộp phí bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ tài chính về môi trường.
8. Đăng ký quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
9. Đào tạo ít nhất một (01) cán bộ có kiến thức cơ bản về môi trường để giúp lãnh đạo cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường.
10. Tổ chức thực hiện các dự án về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong cơ sở.

Như vậy, theo quy định, trong việc bảo vệ môi trường, cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội có các trách nhiệm sau đây:

(1) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

(2) Xây dựng bản cam kết, đăng ký bảo vệ môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cơ sở.

(3) Phòng ngừa, hạn chế và khắc phục các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của cơ sở.

(4) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, học viên trong cơ sở.

(5) Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

(6) Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.

(7) Nộp phí bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ tài chính về môi trường.

(8) Đăng ký quản lý chất thải nguy hại theo quy định.

(9) Đào tạo ít nhất một (01) cán bộ có kiến thức cơ bản về môi trường để giúp lãnh đạo cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường.

(10) Tổ chức thực hiện các dự án về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong cơ sở.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà đầu tư có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư phải làm gì?
Pháp luật
Năng lượng sạch là gì? Sản xuất năng lượng sạch có phải ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư không?
Pháp luật
Phải thực hiện công việc gì để bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí?
Pháp luật
Những cơ sở sản xuất nào phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Luật bảo vệ môi trường mới nhất 2024? Tổng hợp những văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường mới nhất ra sao?
Pháp luật
Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không?
Pháp luật
Nhà sản xuất sản phẩm, bao bì có thể ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
298 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào