Kinh phí đầu tư xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được bảo đảm từ nguồn ngân sách nào?
- Kinh phí đầu tư xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được bảo đảm từ nguồn ngân sách nào?
- Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm những điều kiện nào?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật?
Kinh phí đầu tư xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được bảo đảm từ nguồn ngân sách nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Kinh phí bảo đảm việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
1. Kinh phí đầu tư xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện việc quản lý, duy trì, cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương; cơ quan, đơn vị nhà nước ở địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp.
Theo quy định trên, kinh phí đầu tư xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (Hình từ Internet)
Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm những điều kiện nào?
Theo Điều 8 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
1. Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm:
a) Phù hợp với kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật;
b) Tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
2. Thiết kế cấu trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm việc mở rộng và phát triển.
Theo đó, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm những điều kiện sau:
+ Phù hợp với kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật.
+ Tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 52/2015/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) dưới dạng văn bản điện tử do Chính phủ thống nhất quản lý, bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần: Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật Trung ương và Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật địa phương.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thống nhất, dùng chung trên toàn quốc nhằm cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thống nhất, dùng chung trên toàn quốc nhằm cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật?
Theo Điều 22 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Giúp Chính phủ quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
b) Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; bảo đảm về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật vận hành liên tục, ổn định;
c) Xây dựng và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền việc nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
d) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ biên tập, cập nhật, phê duyệt, kiểm tra văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
e) Đề nghị cơ quan cập nhật văn bản hiệu đính văn bản khi phát hiện có sai sót.
2. Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp tham mưu, giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?