Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là gì? Người kinh doanh vận tải hàng hóa có thể yêu cầu người thuê thanh toán trước không?
Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là gì?
Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 110/2014/NĐ-CP có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
....
2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.
Theo đó kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động người kinh doanh dùng những phương tiện để chở người hoặc hàng hóa và thu lợi từ phí vận tải.
Giấy gửi hàng hóa có được xem là hợp đồng vận tải hàng hóa không?
Căn cứ theo Điều 86 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về hợp đồng vận tải hàng hoá, giấy gửi hàng hoá và giấy vận chuyển như sau:
Hợp đồng vận tải hàng hoá, giấy gửi hàng hoá và giấy vận chuyển
1. Hợp đồng vận tải hàng hoá là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận tải được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
2. Giấy gửi hàng hoá là bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hoá. Giấy gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận tải hoặc theo từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng; tên và địa chỉ của người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá.
Theo đó giấy gửi hàng hoá chỉ là 1 bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hoá.
Người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa có thể yêu cầu người thuê thanh toán trước không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá
1. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có quyền:
a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó;
b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng;
c) Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết;
đ) Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.
Theo đó người kinh doanh vận tải hàng hóa có quyền yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh.
Tuy nhiên không có quy định về việc được yêu cầu thanh toán trước hay không, nên việc thanh toán trước cước phí vận tải và các chi phí phát sinh khác sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Nếu hàng hóa bị mất mát hư hỏng thì có thể thỏa thuận mức bồi thường hay không?
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng như sau:
Bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng
1. Trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Đối với hàng hóa có khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trị đã khai; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế.
b) Đối với hàng hóa không khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;
c) Theo mức do hai bên thỏa thuận.
2. Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát một phần do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì bồi thường phần hư hỏng, mất mát đó; trường hợp phần hư hỏng, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người kinh doanh vận tải, người xếp dỡ, người bảo quản còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải, người thuê xếp dỡ, người thuê bảo quản tiền cước hoặc phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.
Theo quy định trên thì hàng hóa bị mất mát hư hỏng do lỗi của người kinh doanh vận tải thì các bên có thể bồi thường theo thỏa thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?