Kinh doanh trạm dừng chân có phải thành lập doanh nghiệp? Trước khi xây dựng trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ cần tiến hành thủ tục gì?

Kinh doanh trạm dừng chân có phải thành lập doanh nghiệp? Trước khi xây dựng trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ cần tiến hành thủ tục gì? Chủ đầu tư trạm dừng chân, nghỉ chân có các trách nhiệm nào theo quy định? Câu hỏi của anh H (Gia Kiệm).

Kinh doanh trạm dừng chân có bắt buộc phải lập doanh nghiệp hay không?

Trạm dừng nghỉ đường bộ hay được biết đến với cái tên trạm dừng chân là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.

Theo tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43: 2012/BGTVT Về trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định như sau:

3.1. Nội dung quản lý
3.1.1. Quy định về loại hình đơn vị quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ.
Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.
3.1.2. Thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố đưa trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ vào khai thác;
b) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố đưa trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ (trừ trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý vào khai thác.
...

Theo đó, khi kinh doanh trạm dừng chân hay trạm dừng nghỉ thì đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

Như vậy, đơn vị kinh doanh trạm dừng chân không bắt buộc thành lập doanh nghiệp mà có thể hoạt động dưới hình thức hợp tác xã.

Kinh doanh trạm dừng chân có phải thành lập doanh nghiệp? Trước khi xây dựng trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ cần tiến hành thủ tục gì?

Kinh doanh trạm dừng chân có phải thành lập doanh nghiệp? Trước khi xây dựng trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ cần tiến hành thủ tục gì? (hình từ internet)

Trước khi xây dựng trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ cần tiến hành thủ tục gì?

Căn cứ tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43: 2012/BGTVT về trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định như sau:

3.1.3. Thủ tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác.
3.1.3.1. Thủ tục công bố lần đầu
Gồm 2 bước:
a) Bước 1: Trước khi xây dựng.
- Đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ: Để đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị đầu tư, xây dựng trạm dừng nghỉ phải gửi văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường địa phương; việc chấp thuận vị trí xây dựng được thực hiện qua việc cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
- Riêng đối với các trạm dừng nghỉ được coi là một hạng mục công trình nằm trong dự án xây dựng đường cao tốc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì không phải thực hiện bước này.
...

Theo quy định này thì trước khi xây dựng trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ cần phải gửi văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chủ đầu tư trạm dừng chân, nghỉ chân có các trách nhiệm nào theo quy định?

Theo tiết 3.3.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43: 2012/BGTVT về trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định như sau:

3.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị khai thác và người sử dụng trạm dừng nghỉ
3.3.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư
a) Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phù hợp với quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ đã được phê duyệt và phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này;
b) Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phải tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định liên quan khác của pháp luật; bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, bảo vệ môi trường.
3.3.2. Trách nhiệm của đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ
a) Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ tại trạm dừng nghỉ;
b) Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại trạm dừng nghỉ;
c) Cung cấp các dịch vụ miễn phí tại mọi thời điểm cho người có nhu cầu sử dụng theo quy định tại điểm 2.2.1 của Quy chuẩn này;
d) Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ của trạm dừng nghỉ, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về trạm dừng nghỉ;
đ) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại trạm dừng nghỉ theo quy định; niêm yết nội quy của trạm dừng nghỉ;
e) Chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình hoạt động cho Sở, Giao thông vận tải địa phương. Báo cáo tình hình hoạt động theo yêu cầu đột xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương.
...

Theo đó, chủ đầu tư trạm dừng chân, nghỉ chân có các trách nhiệm sau:

- Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phù hợp với quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ đã được phê duyệt và phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này;

- Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phải tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định liên quan khác của pháp luật; bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, bảo vệ môi trường.

Trạm dừng nghỉ
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh trạm dừng chân có phải thành lập doanh nghiệp? Trước khi xây dựng trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ cần tiến hành thủ tục gì?
Pháp luật
Xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đường bộ cần nộp hồ sơ đề nghị công bố lại trong thời hạn bao nhiêu ngày trước khi hết hạn khai thác?
Pháp luật
Thủ tục công bố đưa trạm dừng nghỉ đường bộ vào khai thác lần đầu được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Trạm dừng nghỉ đường bộ loại 1 phải có diện tích mặt bằng tối thiểu từ bao nhiêu mét vuông trở lên?
Pháp luật
Thủ tục công bố lại trạm dừng nghỉ chân thì thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ chân vào khai thác?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trạm dừng nghỉ
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
183 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trạm dừng nghỉ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào