Kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cần có những điều kiện gì? Cơ sở để xác định thu hồi và xử lý thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đảm bảo an toàn thực phẩm?
Kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cần có những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Chương II Nghị định 67/2016/NĐ-CP) quy định điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
e) Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo đó, đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng những điều kiện quy định nêu trên.
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (Hình từ Internet)
Cơ sở để thu hồi thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đảm bảo an toàn thực phẩm?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định các trường hợp thu hồi thực phẩm như sau:
Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Theo đó, khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định các loại thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng bán trên thị trường phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
+ Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
+ Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
+ Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
+ Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
+ Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
+ Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Đối với các loại thực phẩm quy định nêu trên sẽ được thu hồi thông qua 02 hình thức:
+ Thu hồi tự nguyện: Do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
+ Thu hồi bắt buộc: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Hình thức xử lý thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đảm bảo an toàn thực phẩm?
Theo khoản 3 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định các hình thức xử lý thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng như sau:
Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
…
3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
b) Chuyển mục đích sử dụng;
c) Tái xuất;
d) Tiêu hủy.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2018/TT-BYT quy định rõ 4 hình thức xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi, bao gồm:
Hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi
1. Sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm;
b) Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;
c) Tái xuất: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;
d) Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại Điểm b hoặc Điểm c Khoản 1 Điều này và các trường hợp cần thiết khác quy định tại Điều 6 Thông tư này.
…
Theo đó, căn cứ theo các quy định nêu trên có 04 hình thức xử lý đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:
- Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
- Chuyển mục đích sử dụng;
- Tái xuất;
- Tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?