Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có yêu cầu số lượng hướng dẫn viên du lịch không? Quy định về mức ký quỹ như thế nào?
Quy định liên quan đến dịch vụ lữ hành ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
- Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Như vậy, theo quy định trên thì chỉ yêu cầu khi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải thực hiện ký quỹ và điều kiện về người phụ trách kinh doanh chứ không có yêu cầu phải đáp ứng về số lượng hướng dẫn viên ít nhất là bao nhiêu và tối đa bao nhiêu bạn nhé.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Quy định về mức ký quỹ như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP) như sau:
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng
Như vậy, trên đây là quy định về mức ký quỹ cụ thể theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, bạn tham khảo thêm nhé.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ra sao?
Căn cứ Điều 37 Luật Du lịch 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
+ Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
+ Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
+ Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
+ Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
+ Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
+ Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
+ Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
+ Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
+ Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
+ Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Như vậy, trên đây gửi đến bạn tham khảo thêm thông tin về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ lữ hành bạn nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?