Kiểu dáng công nghiệp này do cá nhân đầu tư, bỏ tiền ra thuê người sáng tạo thì cá nhân đó có được quyền đăng ký bảo hộ hay không?

Xin chào ban biên tập, tôi muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Kiểu dáng công nghiệp này do tôi đầu tư, bỏ tiền ra thuê người sáng tạo thì tôi có được quyền đăng ký bảo hộ hay không? Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quy định như thế nào? Xin cảm ơn!

Muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với kiểu dang công nghiệp được bảo hộ như sau:

Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

Theo đó, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có tính mới;

- Có tính sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?

Theo Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.”

Theo đó, Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp này do cá nhân đầu tư, bỏ tiền ra thuê người sáng tạo thì cá nhân đó có được quyền đăng ký bảo hộ hay không?

Theo Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định như sau:

Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Theo đó, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc thì có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Trước đây, Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quy định như thế nào?

Theo Điều 103 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định như sau:

Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1. Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.
2. Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.
3. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ phải liệt kê thứ tự các ảnh chụp, bản vẽ trong bộ ảnh chụp, bản vẽ và các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

Như vậy, yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định cụ thể trên.

Trước đây, tại Điều 103 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

1. Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

2. Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ;

b) Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;

c) Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.

3. Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

4. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo Hiệp định TRIPS
Pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp có được xác lập trên cơ sở công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế không?
Pháp luật
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả thù lao cho các đồng tác giả khi không có thỏa thuận như thế nào?
Pháp luật
Nếu Đơn La Hay có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp thì có được bảo hộ theo quy định không?
Pháp luật
Đơn La Hay là gì? Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam thì người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có chỉ định Việt Nam có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn không và nếu có thì số lần gia hạn tối đa được quy định thế nào?
Pháp luật
Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là gì? Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện nay là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểu dáng công nghiệp
1,144 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểu dáng công nghiệp Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểu dáng công nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào