Kiến trúc nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu nào? Ai có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc nông thôn?
Kiến trúc nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Luật Kiến trúc 2019 thì kiến trúc nông thôn phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau đây:
Như vậy, thì kiến trúc nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hài hòa với không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực xây dựng công trình kiến trúc; gắn kết kiến trúc khu hiện hữu, khu phát triển mới, khu bảo tồn, khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên;
- Sử dụng màu sắc, vật liệu, trang trí mặt ngoài của công trình kiến trúc phải bảo đảm mỹ quan, không tác động xấu tới thị giác, sức khỏe con người, môi trường và an toàn giao thông;
- Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của khu vực;
- Công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun nước và các công trình trang trí khác phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng;
- Bảo đảm kế thừa giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng địa phương và giải pháp kỹ thuật xây dựng tiên tiến;
- Bảo đảm tiêu chuẩn về nhà ở, không gian sống, không gian văn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc;
- Đối với khu vực thường xảy ra thiên tai, khuyến khích áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho công trình công cộng và nhà ở nông thôn bảo đảm yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
Kiến trúc nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu nào? Ai có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc nông thôn? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc nông thôn?
Ai có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc nông thôn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Thiết kế kiến trúc
1. Chủ đầu tư công trình kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc.
2. Thiết kế kiến trúc phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thiết kế kiến trúc phải tích hợp giải pháp kiến trúc với quy hoạch; phải xem xét toàn diện các yêu cầu về kinh tế - xã hội, công năng, kỹ thuật, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản sắc văn hóa dân tộc và các yêu cầu khác đối với công trình; bảo đảm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dễ dàng tiếp cận sử dụng; bảo đảm bình đẳng giới.
4. Hồ sơ thiết kế kiến trúc được sử dụng làm cơ sở cho thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu.
5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ thiết kế kiến trúc.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư công trình kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc nông thôn và thiết kế kiến trúc.
Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho ai?
Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho ai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Quy chế quản lý kiến trúc
1. Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy định tại các điều 10, 11 và 13 của Luật này;
b) Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương.
3. Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến đường cụ thể;
b) Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
c) Xác định khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng, tuyến phố, khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù;
d) Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc;
đ) Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị;
e) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc;
g) Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa;
h) Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?