Kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính theo nhiệm kỳ khi nào?
- Kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính theo nhiệm kỳ khi nào?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
Kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính theo nhiệm kỳ khi nào?
Theo Điều 13 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau
Kiện toàn Hội đồng quản lý
1. Kiện toàn Hội đồng quản lý theo nhiệm kỳ
Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, Chủ tịch Hội đồng quản lý đương nhiệm triệu tập hợp Hội đồng quản lý, đề xuất cơ quan quản lý cấp trên kiện toàn Hội đồng quản lý nhiệm kỳ kế tiếp.
2. Kiện toàn thành viên Hội đồng quản lý trong nhiệm kỳ
Trường hợp Hội đồng quản lý bị khuyết thành viên (miễn nhiệm, nghỉ hưu, mất, chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với cơ cấu của Hội đồng quản lý), Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập hợp Hội đồng quản lý, căn cứ vào thành phần của các thành viên bị khuyết để lựa chọn thành viên thay thế báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý bị khuyết (bãi nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, mất, chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với cơ cấu của Hội đồng quản lý), Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý theo quy định.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý bị khuyết, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý theo quy định.
Thời hạn để tổ chức thay thế thành viên Hội đồng quản lý là 60 ngày kể từ ngày có thành viên bị khuyết.
Như vậy, kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính theo nhiệm kỳ trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, Chủ tịch Hội đồng quản lý đương nhiệm triệu tập hợp Hội đồng quản lý, đề xuất cơ quan quản lý cấp trên kiện toàn Hội đồng quản lý nhiệm kỳ kế tiếp.
Kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính theo nhiệm kỳ khi nào? (hình từ internet)
Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý
1. Nguyên tắc thành lập
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của đơn vị;
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và quy định của pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Điều kiện thành lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều này được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của đơn vị;
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và quy định của pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
Theo Điều 14 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau
Tiêu chuẩn thành viên và thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
b) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
c) Có trình độ từ đại học trở lên.
d) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
đ) Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).
2. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Đáp ứng tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý.
b) Có kinh nghiệm quản lý hoặc chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Như vậy, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý như sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Có trình độ từ đại học trở lên.
- Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?