Kiểm tra viên trong vụ án hình sự sẽ bị thay đổi trong những trường hợp nào? Có thể khiếu nại hành vi tố tụng của Kiểm tra viên trong vụ án hình sự không?
Kiểm tra viên có phải là người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự không?
Căn cứ vào Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng như sau:
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Từ quy định trên thì những người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự bao gồm:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Như vậy, Kiểm tra viên cũng là người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự.
Kiểm tra viên (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên trong vụ án hình sự sẽ bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thay đổi Kiểm tra viên trong vụ án hình sự như sau:
Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy, Kiểm tra viên trong vụ án hình sự phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
+ Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
+ Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
Có thể khiếu nại hành vi tố tụng của Kiểm tra viên trong vụ án hình sự không?
Căn cứ vào Điều 470 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại
1. Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật này.
2. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, hành vi tố tụng của Kiểm tra viên cũng có thể bị khiếu nại theo quy định trên.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 476 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người có quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi tố tụng của Kiểm tra viên là Viện trưởng Viện kiểm sát.
- Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
- Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó, khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
- Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?