Kiểm tra viên chính thuế có mã số ngạch công chức chuyên ngành là bao nhiêu? Có chức trách và nhiệm vụ gì?
Kiểm tra viên chính thuế có mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế như sau:
Như vậy, công chức Kiểm tra viên chính thuế có mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế là mã số 06.037
Kiểm tra viên chính thuế có mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế là bao nhiêu? Có chức trách và nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Chức trách và nhiệm vụ của Kiểm tra viên chính thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về chức trách và nhiệm vụ của Kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037) như sau:
(1) Về chức trách của Kiểm tra viên chính thuế
Kiểm tra viên chính thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của ngành thuế, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức thực hiện quản lý thuế hoặc trực tiếp thực hiện các phần hành của nghiệp vụ thuế theo chức năng được phân công tại các đơn vị trong ngành thuế.
(2) Về nhiệm vụ của Kiểm tra viên chính thuế
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và thu khác theo chức năng phần hành công việc; tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu; trực tiếp xử lý đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp;
- Tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thu; tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ quản lý thuế, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuế;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, dự án được ứng dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quản lý thuế;
- Tham gia tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền và quy định hiện hành.
Kiểm tra viên chính thuế phải đáp ứng yêu cầu gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm tra viên chính thuế như sau:
Kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037)
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
a) Hiểu biết sâu sắc luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thuế; nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế;
b) Am hiểu chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội trong nước, quốc tế và tại địa phương đang công tác; am hiểu những thông tin liên quan đến quản lý thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới;
c) Có chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thuế, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuế;
d) Có kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin theo công việc quản lý; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực;
đ) Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Như vậy, theo quy định trên, Kiểm tra viên chính thuế phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như sau:
(1) Hiểu biết sâu sắc luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thuế; nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế;
(2) Am hiểu chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội trong nước, quốc tế và tại địa phương đang công tác; am hiểu những thông tin liên quan đến quản lý thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới;
(3) Có chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thuế, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuế;
(4) Có kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin theo công việc quản lý; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực;
(5) Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế;
(6) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ xây dựng trên cơ sở nào? Xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ nhằm mục đích gì?
- Mùng 10 Tết Âm lịch là ngày gì? Mùng 10 Tết là ngày mấy dương, thứ mấy? Có thể mua vàng miếng vào Ngày vía Thần Tài ở đâu?
- Lời chúc Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2025) hay, trang trọng ra sao?
- Lời chúc Ngày vía Thần tài hay, ý nghĩa? Ngày vía Thần tài có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
- Công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương theo Thông tư 03/2025 như thế nào?