Kiểm tra viên chính thuế có bắt buộc phải có bằng cao cấp lý luận chính trị hay không? Kiểm tra viên chính thuế có những nhiệm vụ gì?
- Kiểm tra viên chính thuế có bắt buộc phải có bằng cao cấp lý luận chính trị hay không?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đối với kiểm tra viên chính thuế là gì?
- Công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên chính thuế phải có tối thiểu bao nhiêu năm giữ ngạch Kiểm tra viên thuế?
- Kiểm tra viên chính thuế có những nhiệm vụ gì?
Kiểm tra viên chính thuế có bắt buộc phải có bằng cao cấp lý luận chính trị hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
...
Theo đó, yêu cầu về trình độ đào tạo và bồi dưỡng đối với kiểm tra viên chính thuế phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Kiểm tra viên chính thuế có bắt buộc phải có bằng cao cấp lý luận chính trị hay không? Kiểm tra viên chính thuế có những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đối với kiểm tra viên chính thuế là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC về các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đối với kiểm tra viên chính thuế gồm:
- Hiểu biết sâu sắc luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thuế; nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế;
- Am hiểu chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội trong nước, quốc tế và tại địa phương đang công tác; am hiểu những thông tin liên quan đến quản lý thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới;
- Có chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thuế, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuế;
- Có kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin theo công việc quản lý; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực;
- Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên chính thuế phải có tối thiểu bao nhiêu năm giữ ngạch Kiểm tra viên thuế?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037)
...
5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên chính thuế thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đang giữ ngạch Kiểm tra viên thuế và có thời gian giữ ngạch Kiểm tra viên thuế hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch Kiểm tra viên thuế tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
...
Như vậy, công chức muốn dự thi nâng ngạch kiểm tra viên chính thuế phải có thời gian giữ ngạch Kiểm tra viên thuế hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên không kể thời gian tập sự, thử việc, trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm liên tục giữ ngạch Kiểm tra viên thuế tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Kiểm tra viên chính thuế có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC về nhiệm vụ của kiểm tra viên chính thuế gồm:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và thu khác theo chức năng phần hành công việc; tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu; trực tiếp xử lý đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp;
- Tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thu; tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ quản lý thuế, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuế;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, dự án được ứng dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quản lý thuế;
- Tham gia tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền và quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?