Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước sẽ gồm những nội dung nào? Đề cương báo cáo gửi cùng kế hoạch tiến hành kiểm tra có những nội dung gì?
- Đề cương báo cáo được gửi cùng kế hoạch tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước sẽ có những nội dung nào?
- Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
- Ai có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước?
Đề cương báo cáo được gửi cùng kế hoạch tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo
1. Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo và gửi cùng Kế hoạch tiến hành kiểm tra.
2. Đề cương báo cáo gồm các nội dung:
a) Khái quát về đối tượng kiểm tra.
b) Báo cáo cụ thể tình hình kèm theo các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
c) Nêu cụ thể kết quả thực hiện từng nội dung theo kế hoạch kiểm tra; có đánh giá kết quả thực hiện trên cơ sở có hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
d) Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Như vậy, đề cương báo cáo được gửi cùng kế hoạch tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước sẽ có những nội dung sau:
- Khái quát về đối tượng kiểm tra.
- Báo cáo cụ thể tình hình kèm theo các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
- Nêu cụ thể kết quả thực hiện từng nội dung theo kế hoạch kiểm tra; có đánh giá kết quả thực hiện trên cơ sở có hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
- Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Số liệu, thông tin thống kê nhà nước (Hình từ Internet)
Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra
...
2. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra tính chính xác, phù hợp của số liệu, thông tin thống kê đã sử dụng so với số liệu, thông tin thống kê đã được cấp có thẩm quyền công bố.
b) Kiểm tra việc trích dẫn nguồn thông tin khi sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được cấp có thẩm quyền công bố.
Như vậy, kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước sẽ gồm những nội dung trên.
Ai có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
1. Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung kiểm tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần phải tiến hành làm việc, kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì thành viên Đoàn kiểm tra báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định.
2. Phương pháp kiểm tra, xác minh
Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra các số liệu, thông tin theo nội dung kiểm tra được quy định trong quyết định tiến hành kiểm tra.
a) Đối với từng nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải so sánh, đối chiếu giữa số liệu, thông tin của đối tượng kiểm tra sử dụng với số liệu, thông tin đã được cấp có thẩm quyền công bố.
Trường hợp đối tượng kiểm tra trích dẫn nguồn thông tin từ cơ quan không phải là cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê hoặc từ sản phẩm không phải là sản phẩm thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê thì Đoàn kiểm tra cần xác định nguồn thông tin do đối tượng kiểm tra sử dụng.
Trường hợp đối tượng kiểm tra trích dẫn nguồn thông tin từ cơ quan thuộc hệ thống thống kê tập trung không phải là cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê đó hoặc từ sản phẩm thống kê chính thức của cơ quan trong hệ thống thống kê tập trung không có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê đó nhưng không đúng với số liệu, thông tin do cấp có thẩm quyền công bố thì Đoàn kiểm tra báo cáo cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng văn bản để xử lý.
b) Xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối, chênh lệch tương đối (nếu có) của từng số liệu, thông tin, chỉ tiêu.
c) Khi so sánh, đối chiếu cần xác định đúng từng loại số liệu, thông tin (sơ bộ, ước tính và chính thức) tại từng thời điểm công bố, thời điểm đối tượng kiểm tra sử dụng số liệu, thông tin.
Trường hợp số liệu thống kê sơ bộ đã được công bố thì từ thời điểm công bố, số liệu thống kê sơ bộ được thay thế cho số liệu thống kê ước tính, trừ trường hợp tài liệu của đối tượng kiểm tra ghi rõ “số liệu ước tính”. Trường hợp số liệu thống kê chính thức đã được công bố thì từ thời điểm công bố, số liệu chính thức được thay thế cho số liệu sơ bộ, số liệu ước tính, trừ trường hợp tài liệu của đối tượng kiểm tra ghi rõ “số liệu sơ bộ” hoặc “số liệu ước tính”.
...
Như vậy, người có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước là Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?