Kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương pháp nào và bao gồm những nội dung gì?
Kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định nội dung vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
Nội dung và phương pháp kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra công trình đường bộ, phát hiện kịp thời các vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 15, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác;
b) Kiểm tra phần đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ, phát hiện các vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5, Điều 18 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn giao thông đường bộ, được xác định theo Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Kiểm tra việc khắc phục hậu quả của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
...
Theo đó, kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những nội dung nêu trên.
Kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương pháp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định nội dung vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
Nội dung và phương pháp kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Phương pháp kiểm tra
a) Lực lượng Cảnh sát giao thông thông qua tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; điều khiển giao thông và dẫn đoàn; thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra tổ chức an toàn giao thông đường bộ phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Công an xã thông qua chức năng, nhiệm vụ hoặc khi được huy động làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông và các hoạt động nghiệp vụ khác để kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Như vậy, kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương pháp sau:
- Lực lượng Cảnh sát giao thông thông qua tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; điều khiển giao thông và dẫn đoàn;
Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra tổ chức an toàn giao thông đường bộ phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Công an xã thông qua chức năng, nhiệm vụ hoặc khi được huy động làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông và các hoạt động nghiệp vụ khác để kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định nhiệm vụ của lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Thông qua tuần tra, kiểm tra và các biện pháp nghiệp vụ khác để phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, khoa học - kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Bảo vệ an toàn, bí mật cho cá nhân, tổ chức cung cấp, báo tin về vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Yêu cầu cơ quan quản lý đường bộ khắc phục các bất hợp lý về tổ chức an toàn giao thông đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?