Kiểm tra tàu biển nước ngoài thực hiện theo phân công của Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải do bao nhiêu sỹ quan thực hiện?
Kiểm tra tàu biển nước ngoài thực hiện theo phân công của Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải do bao nhiêu sỹ quan thực hiện?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra tàu biển
1. Kiểm tra tàu biển được thực hiện theo phân công của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, do tối thiểu hai (02) Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thực hiện. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể bố trí người có chuyên môn hỗ trợ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển.
2. Khi lên tàu kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải xuất trình Thẻ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cho thuyền trưởng hoặc thuyền viên trực ca của tàu biển.
3. Trong quá trình kiểm tra tàu biển, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển tránh cho tàu biển bị trì hoãn hoặc bị lưu giữ không chính đáng. Mục tiêu chính của kiểm tra là ngăn không cho tàu biển hành trình khi không bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải hoặc đe dọa gây ô nhiễm môi trường. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển xem xét quyết định lưu giữ tàu biển cho đến khi các khiếm khuyết được khắc phục hoặc cho phép tàu biển hành hải với một số khiếm khuyết, tùy thuộc vào tính chất cụ thể của từng chuyến đi.
4. Khi thực hiện kiểm tra tàu biển, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải tuân thủ các quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy kiểm tra tàu biển nước ngoài thực hiện theo phân công của Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải do tối thiểu hai (02) Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thực hiện.
Tàu biển (Hình từ Internet)
Tàu biển nước ngoài dưới tiêu chuẩn sẽ được xác định dựa trên những yếu tố nào?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Tàu biển dưới tiêu chuẩn là tàu biển có thân vỏ, máy móc, trang thiết bị, quy trình vận hành, khai thác hoặc thuyền viên dưới tiêu chuẩn của công ước có liên quan, bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau:
a) Thiếu trang thiết bị theo quy định của công ước;
b) Trang thiết bị bố trí không tuân thủ theo quy định của công ước;
c) Tàu biển hoặc trang thiết bị hư hỏng nghiêm trọng do bảo dưỡng không đúng quy định;
d) Thuyền viên vận hành trang thiết bị không phù hợp với quy trình khai thác cơ bản;
đ) Định biên không phù hợp hoặc thuyền viên có Giấy chứng nhận không phù hợp.
...
Kiểm tra tàu biển nước ngoài tại Việt Nam thì áp dụng các quy định của các công ước quốc tế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Các công ước quốc tế áp dụng
1. Kiểm tra tàu biển áp dụng các quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bao gồm:
a) Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi (SOLAS); Nghị định thư 1988 liên quan đến Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi (SOLAS Protocol 1988);
b) Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 (LOAD LINES); Nghị định thư 1988 liên quan đến Công ước quốc tế về mạn khô 1966 (LOAD LINES Protocol 1988);
c) Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển 1973 và các sửa đổi; Nghị định thư 1978 và 1997 liên quan đến Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển 1973 (MARPOL);
d) Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 và các sửa đổi (STCW);
đ) Công ước quốc tế về đo dung tích của tàu biển 1969 (TONNAGE);
e) Công ước quốc tế về hệ thống kiểm soát chống hà độc hại của tàu biển 2001 (AFS);
g) Công ước Lao động hàng hải 2006 (MLC);
h) Công ước quốc tế về quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển 1972 (COLREG).
2. Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung các công ước quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Việt Nam mới gia nhập các công ước liên quan về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển áp dụng các quy định mới này trong quá trình kiểm tra tàu biển.
Như vậy kiểm tra tàu biển nước ngoài tại Việt Nam thì áp dụng các quy định của 08 công ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên như quy định trên.
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?