Kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi trong giao thông đường thủy nội địa dựa vào căn cứ nào?
- Chống va trôi trong giao thông đường thủy nội địa là gì?
- Kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi trong giao thông đường thủy nội địa dựa vào căn cứ nào?
- Thành phần và quy cách hồ sơ nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi được quy định như thế nào?
Chống va trôi trong giao thông đường thủy nội địa là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT định nghĩa chống va trôi như sau:
Chống va trôi là việc tổ chức thường trực về phương tiện, thiết bị, nhân lực để thực hiện các biện pháp tổ chức bảo đảm giao thông, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình và đâm va giữa các phương tiện.
Kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi trong giao thông đường thủy nội địa dựa vào căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi trong giao thông đường thủy nội địa dựa vào căn cứ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi
1. Căn cứ kiểm tra, nghiệm thu
a) Quyết định phê duyệt phương án, dự toán công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;
b) Hợp đồng thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;
c) Hồ sơ dự thầu, mời thầu;
d) Sổ nghiệp vụ, sổ nhật ký quy định tại điểm g khoản 2 Điều 7 và khoản 4 Điều 9 của Thông tư này;
đ) Quy chế đi lại cho các phương tiện thủy qua lại khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;
e) Báo cáo kết quả thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo hoàn thành) trong đó nêu rõ số lượt phương tiện qua trạm, số lượt phương tiện được hướng dẫn, hỗ trợ, những phương tiện gây cản trở, không theo hướng dẫn gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông, mất an toàn công trình cầu;
g) Biên bản kiểm tra, giám sát (nếu có);
h) Các biên bản nghiệm thu thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (nếu có).
2. Nội dung kiểm tra và nghiệm thu
a) Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống báo hiệu phục vụ công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;
b) Kiểm tra, nghiệm thu nhân lực, phương tiện, thiết bị và giờ nổ máy thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;
c) Kiểm tra hệ thống giám sát công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;
d) Đánh giá chất lượng thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (căn cứ vào các biên bản kiểm tra, hệ thống sổ, báo cáo, dữ liệu và hình ảnh, báo hiệu, phương tiện, thiết bị và an toàn giao thông trên tuyến);
đ) Sổ nghiệp vụ, sổ nhật ký và báo cáo theo quy định;
e) Phương tiện, thiết bị, nhân lực theo phương án được duyệt;
g) Hệ thống báo hiệu phục vụ điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo phương án được duyệt;
h) Kết quả thực hiện phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;
i) Kiểm tra đột xuất thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi.
...
Như vậy theo quy định trên kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi trong giao thông đường thủy nội địa dựa vào căn cứ sau:
- Quyết định phê duyệt phương án, dự toán công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi.
- Hợp đồng thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi.
- Hồ sơ dự thầu, mời thầu.
- Sổ nghiệp vụ, sổ nhật ký quy định tại điểm g khoản 2 Điều 7 và khoản 4 Điều 9 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT.
- Quy chế đi lại cho các phương tiện thủy qua lại khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi.
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo hoàn thành) trong đó nêu rõ số lượt phương tiện qua trạm, số lượt phương tiện được hướng dẫn, hỗ trợ, những phương tiện gây cản trở, không theo hướng dẫn gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông, mất an toàn công trình cầu;
- Biên bản kiểm tra, giám sát (nếu có).
- Các biên bản nghiệm thu thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (nếu có).
Thành phần và quy cách hồ sơ nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi
...
3. Thành phần và quy cách hồ sơ nghiệm thu
a) Bàn giao mặt bằng thực hiện (bao gồm cả các nội dung khác liên quan đến công việc thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (nếu có)). Kết quả bàn giao mặt bằng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Kiểm tra, nghiệm thu công tác triển khai phương tiện, thiết bị, nhân sự. Kết quả nghiệm thu công tác triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nghiệm thu công việc (nội bộ nhà thầu). Kết quả nghiệm thu công việc được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Nghiệm thu tháng. Kết quả nghiệm thu tháng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XV, XVI ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Nghiệm thu quý là tổng hợp kết quả nghiệm thu các tháng trong quý. Kết quả nghiệm thu quý được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII, XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Nghiệm thu hoàn thành là tổng hợp kết quả nghiệm thu các tháng hoặc các quý trong năm. Kết quả nghiệm thu hoàn thành được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX, XX ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời gian nghiệm thu
Theo từng giai đoạn và ngay sau khi kết thúc thời gian thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi.
Như vậy theo quy định trên thành phần và quy cách hồ sơ nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi được quy định như sau:
- Bàn giao mặt bằng thực hiện. Kết quả bàn giao mặt bằng được lập thành biên bản
- Kiểm tra, nghiệm thu công tác triển khai phương tiện, thiết bị, nhân sự. Kết quả nghiệm thu công tác triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực được lập thành biên bản
- Nghiệm thu công việc (nội bộ nhà thầu). Kết quả nghiệm thu công việc được lập thành biên bản
- Biên bản kết quả nghiệm thu tháng.
- Tổng hợp kết quả nghiệm thu các tháng hoặc các quý trong năm. Kết quả nghiệm thu hoàn thành được lập thành biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?