Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ đúng không? Kế hoạch kiểm tra định kỳ gồm các nội dung nào?
Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ đúng không?
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu được quy định tại Điều 86 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu
...
2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:
a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;
b) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau: việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu; việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; việc quản lý và thực hiện hợp đồng; các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu;
c) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc qua báo cáo bằng văn bản;
d) Trình tự, thủ tục kiểm tra: chuẩn bị kiểm tra; tổ chức kiểm tra; kết luận kiểm tra; theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra.
...
Như vậy, kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ đúng không? Kế hoạch kiểm tra định kỳ gồm các nội dung nào? (Hình từ internet)
Kế hoạch kiểm tra hoạt động đấu thầu định kỳ gồm các nội dung nào?
Kế hoạch kiểm tra hoạt động đấu thầu định kỳ được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 118 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ:
a) Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch thường xuyên hằng năm được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;
b) Căn cứ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của từng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ cho năm kế tiếp, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung sau đây: danh sách các đơn vị được kiểm tra; dự án, dự toán mua sắm sẽ tiến hành kiểm tra; thời gian thực hiện kiểm tra; phạm vi và nội dung kiểm tra; đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có);
c) Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch kiểm tra định kỳ đã phê duyệt, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch điều chỉnh, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;
d) Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) được phê duyệt là cơ sở để người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt quyết định kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra;
đ) Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) được gửi đến đơn vị được kiểm tra trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt nhưng phải đảm bảo đơn vị được kiểm tra nhận được tối thiểu là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
...
Như vậy, kế hoạch kiểm tra hoạt động đấu thầu định kỳ bao gồm các nội dung sau đây: danh sách các đơn vị được kiểm tra; dự án, dự toán mua sắm sẽ tiến hành kiểm tra; thời gian thực hiện kiểm tra; phạm vi và nội dung kiểm tra; đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có).
Có bao nhiêu phương thức kiểm tra hoạt động đấu thầu?
Phương thức kiểm tra hoạt động đấu thầu được quy định tại Điều 119 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Phương thức kiểm tra
1. Một cuộc kiểm tra có thể được tiến hành theo một hoặc kết hợp các phương thức kiểm tra quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Kiểm tra trực tiếp là phương thức được áp dụng chủ yếu và được thực hiện trực tiếp tại cơ sở của đơn vị được kiểm tra.
3. Báo cáo bằng văn bản là phương thức đoàn kiểm tra yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo bằng văn bản về nội dung cần kiểm tra.
Như vậy, một cuộc kiểm tra có thể được tiến hành theo một hoặc kết hợp các phương thức kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra trực tiếp là phương thức được áp dụng chủ yếu và được thực hiện trực tiếp tại cơ sở của đơn vị được kiểm tra.
- Báo cáo bằng văn bản là phương thức đoàn kiểm tra yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo bằng văn bản về nội dung cần kiểm tra.
Lưu ý: Việc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu phải tuân thủ nguyên tắc tại Điều 117 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời.
- Công tâm, khách quan, không gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra; tuân thủ các quy định về phòng, chống tham nhũng.
- Tiến hành độc lập nhưng có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
- Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
- Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?