Kiểm tra hồ sơ, chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như thế nào?
Thời hạn kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng là bao lâu?
Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng, gọi tắt là bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa khí dầu mỏ hóa lỏng có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15m3.
Căn cứ theo tiết 12.1 tiểu mục 12 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT quy định về kiểm định bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
12. Quy định về kiểm định
12.1. Thời hạn và hình thức kiểm định:
...
12.1.2. Kiểm định định kỳ:
- Khám xét bên trong và bên ngoài, thử thủy lực (khám nghiệm kỹ thuật): 6 năm/lần hoặc sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
-Khám xét bên trong và bên ngoài: 3 năm/lần.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Trường hợp bồn chứa LPG thuộc dây chuyền đang vận hành không thể tách rời kiểm định riêng thì thời hạn kiểm định định kỳ theo chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa của dây chuyền nhưng không quá thời hạn quy định của nhà sản xuất hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng phải duy trì và chịu trách nhiệm về điều kiện làm việc an toàn cho máy, thiết bị.
Trường hợp vì lý do công nghệ hoặc điều kiện thực tế không thể thực hiện được việc thử thủy lực định kỳ, có thể xem xét sử dụng các phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDT) thay thế trên cơ sở đảm bảo kiểm tra được tình trạng vật liệu, bề mặt kim loại, chiều dày, mối hàn của thiết bị.
...
12.2. Nội dung các bước kiểm định:
- Công tác chuẩn bị.
- Kiểm tra bên ngoài và bên trong.
- Thử thủy lực.
- Thử kín.
- Kiểm tra vận hành.
Theo đó, thời hạn kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
- Khám xét bên trong và bên ngoài, thử thủy lực (khám nghiệm kỹ thuật): 6 năm/lần hoặc sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
- Khám xét bên trong và bên ngoài: 3 năm/lần.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Nội dung các bước kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng gồm:
- Công tác chuẩn bị.
- Kiểm tra bên ngoài và bên trong.
- Thử thủy lực.
- Thử kín.
- Kiểm tra vận hành.
Kiểm tra hồ sơ và chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (hình từ Internet)
Kiểm tra hồ sơ và chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như thế nào?
Căn cứ theo tiết 12.3 tiểu mục 12 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT quy định về kiểm định bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
12. Quy định về kiểm định
...
12.3. Công tác chuẩn bị:
12.3.1. Kiểm tra hồ sơ:
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật sau:
...
b) Trường hợp kiểm định định kỳ
- Kiểm tra thời gian đã làm việc của bồn chứa LPG, Biên bản khám nghiệm mới nhất, Giấy chứng nhận kiểm định mới nhất.
- Những nhận xét và kết luận về khả năng làm việc của bồn chứa LPG, các kiến nghị và việc thực hiện kiến nghị tại các biên bản kiểm tra lần trước.
- Kiểm tra các kết quả kiểm định định kỳ các thiết bị đo lường, bảo vệ, an toàn, chống sét cũng như việc thay thế, sửa chữa các thiết bị này.
- Xem xét các số liệu đo độ dày các bộ phận của bồn chứa LPG thực hiện lần trước (nếu có).
- Kiểm tra hồ sơ theo dõi, sửa chữa, thay thế các bộ phận, thiết bị của bồn chứa LPG.
- Kiểm tra lý lịch bồn chứa LPG, việc cập nhật bổ sung lý lịch.
- Xem xét quy trình vận hành và xử lý sự cố, nhật ký vận hành.
...
12.3.2. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho kiểm định
Trang thiết bị kiểm định phải được kiểm định, kiểm tra cho sự sẵn sàng, đúng cách thức đối với điều kiện làm việc, và chính xác; phải đảm bảo điều kiện an toàn trong khu vực kiểm định.
12.3.3. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
12.3.4. Trước khi tiến hành công tác kiểm định, tổ chức kiểm định và đơn vị quản lý, sử dụng bồn chứa LPG phải thống nhất về quy trình kiểm định và biện pháp an toàn.
Theo đó, kiểm tra hồ sơ kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng là tiến hành:
- Kiểm tra thời gian đã làm việc của bồn chứa LPG, Biên bản khám nghiệm mới nhất, Giấy chứng nhận kiểm định mới nhất.
- Những nhận xét và kết luận về khả năng làm việc của bồn chứa LPG, các kiến nghị và việc thực hiện kiến nghị tại các biên bản kiểm tra lần trước.
- Kiểm tra các kết quả kiểm định định kỳ các thiết bị đo lường, bảo vệ, an toàn, chống sét cũng như việc thay thế, sửa chữa các thiết bị này.
- Xem xét các số liệu đo độ dày các bộ phận của bồn chứa LPG thực hiện lần trước (nếu có).
- Kiểm tra hồ sơ theo dõi, sửa chữa, thay thế các bộ phận, thiết bị của bồn chứa LPG.
- Kiểm tra lý lịch bồn chứa LPG, việc cập nhật bổ sung lý lịch.
- Xem xét quy trình vận hành và xử lý sự cố, nhật ký vận hành.
Trang thiết bị kiểm định phải được kiểm định, kiểm tra cho sự sẵn sàng, đúng cách thức đối với điều kiện làm việc, và chính xác. Đồng thời, phải đảm bảo điều kiện an toàn trong khu vực kiểm định.
Kiểm tra bên ngoài và bên trong khi kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như thế nào?
Căn cứ theo tiết 12.4 tiểu mục 12 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT quy định về kiểm định bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
12. Quy định về kiểm định
...
12.4. Kiểm tra bên ngoài và bên trong
...
12.4.2. Trường hợp kiểm định định kỳ hoặc bất thường
- Kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện các kiến nghị tại biên bản kiểm tra lần trước.
- Kiểm tra tình trạng khung đỡ, mức độ biến dạng và ăn mòn khung đỡ bồn.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của bình và thiết bị phụ, xem xét các sự cố, sửa chữa thay thế trong chu kỳ vừa vận hành.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động các thiết bị đo lường, bảo vệ, các cơ cấu an toàn và các ống dẫn tín hiệu.
- Kiểm tra hiện trạng các trang bị đo kiểm và an toàn của bồn:
+ Các thiết bị đo được kiểm định định kỳ;
+ Không có hư hỏng ảnh hưởng đến sự làm việc ổn định và chính xác của thiết bị.
- Kiểm tra tình trạng các đường ống, các mối hàn, các mối nối mặt bích, nối ren: Mức độ biến dạng, nứt rạn, ăn mòn, rò rỉ.
- Kiểm tra bên trong và bên ngoài bề mặt bồn:
Việc kiểm tra khám xét bên trong bồn phải thực hiện từ phía trong bồn, trường hợp do kích thước của bồn không thể cho phép vào bên trong thì phải tiến hành các biện pháp như soi đèn, nội soi để kiểm tra.
Kiểm tra bề mặt bên trong và bên ngoài của bồn bằng mắt kết hợp với dụng cụ như thước, kính soi và khi cần có thể dùng các phương pháp kiểm tra không phá hủy nhằm phát hiện:
+ Các chỗ phồng, móp, biến dạng, xì hở;
+ Các vết nứt rạn, vết cắt, đục;
+ Các lỗi mối hàn: nứt rạn, vết cháy, ngậm xỉ, không ngấu, lệch mép, không đảm bảo kích thước đường hàn và các lỗi khác;
+ Các vết rỗ rỉ, ăn mòn, mài mòn về hoá học và cơ khí;
+ Các sai hỏng do nhiệt, hồ quang điện hay cháy;
+ Các sửa chữa, làm thêm không phù hợp.
- Kiểm tra tình trạng sàn thao tác, cầu thang, hệ thống chiếu sáng và vệ sinh công nghiệp nơi đặt bồn.
- Đo chiều dày bồn.
Đo chiều dày đại diện thân bồn, các phần thẳng, uốn cong của đầu bồn, ống cụt và lưu ý những vị trí có hiện tượng rỗ rỉ, ăn mòn.
- Kiểm tra chuyển vị các phương của móng, bồn chứa.
...
Như vậy, việc kiểm tra bên ngoài và bên trong khi kiểm định định kỳ bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?