Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được tiến hành khi nào? Kế hoạch tiến hành kiểm tả được lập trong bao nhiêu ngày?

Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được tiến hành khi nào? Kế hoạch tiến hành kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được lập trong vòng bao nhiêu ngày? Có tạm dừng kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi có sự thay đổi thành viên của đoàn kiểm tra không?

Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được tiến hành khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì việc kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

(1) Có chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

(2) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước qua thông tin, số liệu quan trắc, giám sát, báo cáo của tổ chức, cá nhân, gồm:

- Thông tin, dữ liệu quan trắc, giám sát từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;

- Hệ thống theo dõi, vận hành hồ chứa của cơ quan quản lý;

- Báo cáo định kỳ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân;

- Thông tin số liệu thu được trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất và hồ sơ kê khai, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hoặc trong quá trình tiếp nhận kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nguồn thông tin khác của cơ quan quản lý có liên quan;

(3) Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây:

- Suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;

- Sụt, lún đất;

- Gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;

(4) Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các phương tiện truyền thông, thông tin và các nguồn thông tin khác.

Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được tiến hành khi nào? Kế hoạch tiến hành kiểm tả được lập trong bao nhiêu ngày?

Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được tiến hành khi nào? Kế hoạch tiến hành kiểm tả được lập trong bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Kế hoạch tiến hành kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được lập trong vòng bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như sau:

Chuẩn bị kiểm tra
...
3. Lập kế hoạch tiến hành kiểm tra:
a) Căn cứ quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra theo kế hoạch, không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra đột xuất;
b) Kế hoạch tiến hành kiểm tra theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau: mục đích, yêu cầu, đối tượng được kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra, địa điểm, phương pháp kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra.
...

Như vậy, kế hoạch tiến hành kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước phải được lập và trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra đột xuất.

Lưu ý: Trưởng đoàn kiểm tra phải có văn bản yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo về nội dung kiểm tra theo đề cương gửi đoàn kiểm tra trước khi công bố quyết định kiểm tra.

Có tạm dừng kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi có sự thay đổi thành viên của đoàn kiểm tra không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT về trường hợp tạm dừng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau:

Tạm dừng kiểm tra
1. Tạm dừng kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi trưởng đoàn hoặc thay đổi từ 02 thành viên của đoàn kiểm tra;
b) Đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, người đại diện theo pháp luật và đối tượng được kiểm tra có văn bản đề nghị tạm dừng cuộc kiểm tra; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc kiểm tra không quá 10 ngày kể từ ngày thông báo tạm dừng cuộc kiểm tra được ban hành.
2. Sau khi báo cáo với người ra quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có thông báo đến đối tượng được kiểm tra về việc tạm dừng kiểm tra, hết thời hạn tạm dừng kiểm tra thì hoạt động kiểm tra tiếp tục được thực hiện.
Thông báo tạm dừng kiểm tra theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này và phải được gửi đến đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian tạm dừng kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra.

Như vậy, trường hợp có sự thay đổi từ 02 thành viên của đoàn kiểm tra thì tạm dừng kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.

Đồng thời, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo với người ra quyết định kiểm tra và thông báo đến đối tượng được kiểm tra về việc tạm dừng kiểm tra, hết thời hạn tạm dừng kiểm tra thì hoạt động kiểm tra tiếp tục được thực hiện.

Tài nguyên nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được tiến hành khi nào? Kế hoạch tiến hành kiểm tả được lập trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không?
Pháp luật
Tổ chức có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại không?
Pháp luật
Cơ quan chủ trì thực hiện hạch toán tài nguyên nước có phải công bố kết quả hạch toán định kỳ hằng năm không?
Pháp luật
Mục đích của kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra?
Pháp luật
Công tác thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện ở nội nghiệp hay ngoại nghiệp?
Pháp luật
Tải về mẫu biên bản công bố quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Mẫu biên bản nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước? Quá trình thẩm định, nghiệm thu thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia bao gồm các thành phần cơ bản nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Có bao nhiêu chức năng nguồn nước? Nguyên tắc phân vùng chức năng nguồn nước là gì theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên nước
19 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào