Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được thực hiện dưới những hình thức nào?
- Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được thực hiện dưới hình thức nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản căn cứ vào những yếu tố nào?
Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được thực hiện dưới hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định:
Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Hình thức kiểm tra: Thực hiện bằng hình thức đoàn kiểm tra.
2. Căn cứ thành lập đoàn kiểm tra:
a) Đề nghị của cơ sở đối với trường hợp cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện;
b) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.
3. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Trưởng đoàn và thành viên; chuyên gia tư vấn khi cần thiết.
4. Yêu cầu đối với trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
...
Theo đó, kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra.
Lưu ý:
Cũng theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có ít nhất 01 thành viên đáp ứng yêu cầu sau:
- Đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở do Tổng cục Thủy sản tổ chức;
- Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, môi trường;
- Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học, công nghệ thực phẩm, môi trường.
Trường hợp, yêu cầu đối với người lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do Tổng cục Thủy sản tổ chức.
Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được thực hiện dưới những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất
1. Cơ quan kiểm tra
a) Tổng cục Thủy sản: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ hoặc kiểm tra thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi được Tổng cục Thủy sản ủy quyền.
...
Theo đó, cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bao gồm:
- Tổng cục Thủy sản;
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Lưu ý: Tổng cục Thủy sản được tổ chức lại thành Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản căn cứ vào những yếu tố nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định:
Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất
...
2. Căn cứ kiểm tra:
a) Quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Lấy mẫu thử nghiệm khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
...
Căn cứ Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định:
Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu
1. Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
2. Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
Theo đó, cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản căn cứ vào những yếu tố sau:
- Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu;
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Lưu ý:
Nội dung tiến hành kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bao gồm:
- Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Lấy mẫu thử nghiệm khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?