Kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai trên cơ sở nào?
- Kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì?
- Việc kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Kinh phí thực hiện công tác kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được xác định như thế nào?
- Chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai trên cơ sở nào?
Kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì?
Kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT như sau:
Kiểm tra công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là việc thực hiện các phương pháp kỹ thuật để đánh giá chất lượng, xác định khối lượng các hạng mục công trình, sản phẩm theo các quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy định trong các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Đơn vị thi công lập kế hoạch kiểm tra khi nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
1. Công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu công trình, sản phẩm phải tiến hành thường xuyên và có hệ thống trong quá trình thực hiện trên cơ sở kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu được lập theo tiến độ thi công từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm.
2. Chủ đầu tư sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị giám sát, kiểm tra có chức năng phù hợp (sau đây gọi chung là đơn vị giám sát, kiểm tra) thực hiện giám sát, kiểm tra công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư.
3. Các tổ chức, cá nhân thi công (sau đây gọi chung là đơn vị thi công) công trình, sản phẩm phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng của tất cả các hạng mục công trình, sản phẩm trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu.
4. Trong thời gian thi công nếu có sự thay đổi về chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thì quá trình giám sát, kiểm tra phải xác định cụ thể khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện trước và sau thời điểm chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thay đổi.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Công tác kiểm tra công trình phải tiến hành thường xuyên và có hệ thống trong quá trình thực hiện trên cơ sở kế hoạch kiểm tra được lập theo tiến độ thi công từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình.
- Chủ đầu tư sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị kiểm tra có chức năng phù hợp thực hiện kiểm tra công trình.
- Các tổ chức, cá nhân thi công công trình phải tự kiểm tra tất cả các hạng mục công trình trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
- Trong thời gian thi công nếu có sự thay đổi về chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thì quá trình kiểm tra phải xác định cụ thể khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện trước và sau thời điểm chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thay đổi.
Kinh phí thực hiện công tác kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được xác định như thế nào?
Kinh phí thực hiện công tác kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT như sau:
Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
1. Kinh phí thực hiện kiểm tra, thẩm định của cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và của cơ quan quyết định đầu tư đối với công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm do chủ đầu tư thực hiện được xác định trong tổng dự toán của công trình theo quy định hiện hành.
3. Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng, sản phẩm do đơn vị thi công thực hiện được tính trong đơn giá dự toán của công trình theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí thực hiện công tác kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai do chủ đầu tư thực hiện được xác định trong tổng dự toán của công trình theo quy định hiện hành.
Chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai trên cơ sở nào?
Chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT như sau:
Lập kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
1. Sau khi được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng kinh tế, đơn vị thi công phải lập kế hoạch thi công chi tiết gửi chủ đầu tư và tổ chức thực hiện đúng theo kế hoạch đã lập.
2. Trên cơ sở kế hoạch của đơn vị thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm phù hợp với tiến độ của chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc hợp đồng đã ký kết.
Như vậy, chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai phù hợp với tiến độ của chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc hợp đồng đã ký kết trên cơ sở kế hoạch của đơn vị thi công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?