Kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được sẽ gồm những nội dung gì? Việc kiểm tra này được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được sẽ gồm những nội dung gì?
- Việc kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
- Kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Ban hành kế hoạch kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được quy định như thế nào?
Kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được sẽ gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung kiểm tra công tác bồi thường nhà nước
1. Kiểm tra là việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp trong việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước.
2. Nội dung kiểm tra
a) Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
b) Xác định trách nhiệm hoàn trả và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
c) Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
d) Tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Như vậy việc kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được sẽ gồm những nội dung sau:
- Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Xác định trách nhiệm hoàn trả và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
- Tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Công tác bồi thường nhà nước (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Căn cứ kiểm tra
1. Kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức về công tác bồi thường nhà nước.
2. Kết quả của hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ; theo dõi, đôn đốc; hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
3. Kết quả thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước hằng năm.
4. Theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương.
Như vậy Việc kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được thực hiện dựa trên những căn cứ như trên.
Kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Hình thức kiểm tra công tác bồi thường nhà nước
1. Kiểm tra định kỳ
a) Hằng năm, trên cơ sở một hoặc một số căn cứ quy định tại Điều 17 của Thông tư này, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bồi thường nhà nước.
b) Việc kiểm tra định kỳ được thực hiện đối với nội dung quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
2. Kiểm tra đột xuất
Trường hợp có phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả có khó khăn, vướng mắc, thời hạn giải quyết kéo dài, không thụ lý vụ việc khi có đủ các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra đột xuất đối với trường hợp đó.
Như vậy việc kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được thực hiện bằng những hình thức sau:
- Kiểm tra định kỳ;
- Kiểm tra đột xuất.
Ban hành kế hoạch kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Ban hành kế hoạch kiểm tra công tác bồi thường nhà nước
1. Trên cơ sở căn cứ quy định tại Điều 17 của Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước xây dựng dự thảo kế hoạch kiểm tra và gửi dự thảo kế hoạch kiểm tra xin ý kiến các cơ quan có liên quan đến nội dung kiểm tra. Dự thảo kế hoạch kiểm tra phải có những nội dung chính sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra;
c) Phạm vi kiểm tra;
d) Thời gian và địa điểm tiến hành kiểm tra;
đ) Cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra;
e) Thành phần tham gia đoàn kiểm tra và trách nhiệm của các thành viên tham gia đoàn kiểm tra.
2. Cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm góp ý vào dự thảo kế hoạch kiểm tra và cử người tham gia đoàn kiểm tra theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến góp ý, chỉnh lý, hoàn thiện và ban hành kế hoạch kiểm tra.
4. Kế hoạch kiểm tra định kỳ phải được ban hành trước ngày 31/3 hằng năm. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch kiểm tra đột xuất phải được gửi cho các thành phần tham gia đoàn kiểm tra và cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra 15 ngày.
Như vậy việc ban hành kế hoạch kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 9 mẫu hợp đồng xây dựng thông dụng nhất hiện nay file word? Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thế nào?
- Mẫu báo cáo thành tích tập thể đề nghị tặng Giấy khen cho tập thể có thành tích xuất sắc đột xuất là mẫu nào?
- Cơ sở dữ liệu về tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tập hợp những thông tin gì? Ai được truy cập và khai thác cơ sở dữ liệu?
- Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức theo Quyết định 531 mới nhất là mẫu nào?
- Tải về Mẫu Phiếu chấm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi theo Thông tư 22? Tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cần hồ sơ gì?