Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi là trách nhiệm của cơ quan nào? Trường hợp thức ăn chăn nuôi bị vi phạm chất lượng thì xử lý như thế nào?
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
* Trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 13/2020/NĐ-CP như sau:
Cơ quan kiểm tra:
- Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn.
* Trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP như sau:
Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo các quy định trên, ta thấy trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi trong từng trường hợp cụ thể mà thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc.
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ từ khoản 2 đến khoản 4 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 46/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2022) quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
...
2. Biện pháp kiểm tra được quy định như sau:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong quá trình lưu thông trên thị trường bị phát hiện không bảo đảm chất lượng, gây mất an toàn cho con người, vật nuôi, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hoặc hoạt động sản xuất thì kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ghi biện pháp kiểm tra vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thuộc trường hợp này;
b) Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn đã được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này được thừa nhận kết quả thử nghiệm của chỉ tiêu đó khi kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo Mẫu số 12.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
d) Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c và d khoản này bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.
4. Trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra trả lời tính đầy đủ của hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan kiểm tra thẩm định nội dung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng để tổ chức, cá nhân làm thủ tục theo quy định tại điểm c, điểm d khoản này;
c) Đối với thức ăn chăn nuôi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: Tổ chức, cá nhân được phép thông quan ngay sau khi hoàn tất thủ tục hải quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan lô hàng, tổ chức, cá nhân nộp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra. Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức, cá nhân phải báo cáo cơ quan kiểm tra hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy phải thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với thức ăn chăn nuôi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này: Tổ chức, cá nhân hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi được chỉ định để đánh giá sự phù hợp của lô hàng. Trường hợp lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức chứng nhận hợp quy cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng để tổ chức, cá nhân nộp cho cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm tra.
Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức chứng nhận hợp quy thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Trước đây, quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tại khoản 2 đến khoản 4 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
...
2. Biện pháp kiểm tra được quy định như sau:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong quá trình lưu thông trên thị trường bị phát hiện không bảo đảm chất lượng, gây mất an toàn cho con người, vật nuôi, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hoặc hoạt động sản xuất thì kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ghi biện pháp kiểm tra vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thuộc trường hợp này;
b) Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn đã được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này được thừa nhận kết quả thử nghiệm của chỉ tiêu đó khi kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo Mẫu số 12.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;
d) Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c và d khoản này bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.
4. Trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP); Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP).
...
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phát hiện vi phạm chất lượng xử lý thế nào?
Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng được tiến hành theo Điều 20 Nghị định 13/2020/NĐ-CP:
- Thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị xử lý bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Buộc tái xuất: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tái xuất phải thực hiện thủ tục tái xuất theo quy định của pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và nộp hồ sơ tái xuất về cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
+ Buộc tiêu hủy: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tiêu hủy phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Nội dung hợp đồng phải nêu rõ biện pháp tiêu hủy để cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi giám sát;
+ Buộc tái chế: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tái chế phải thực hiện tái chế sản phẩm theo phương án phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm sản phẩm sau khi tái chế có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; báo cáo phương án và kết quả tái chế cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi để giám sát khi cần thiết;
+ Buộc chuyển mục đích sử dụng: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp chuyển đổi mục đích sử dụng phải chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm theo phương án phù hợp với quy định của pháp luật; báo cáo phương án và kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi để giám sát khi cần thiết;
+ Buộc cải chính thông tin: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp cải chính thông tin phải thực hiện cải chính thông tin sản phẩm theo kết quả kiểm tra thực tế trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trước khi sử dụng.
- Giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng được quy định như sau:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng trên địa bàn, lập biên bản giám sát theo quy định tại điểm b khoản này theo thẩm quyền và giám sát khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Biên bản giám sát việc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng phải có các thông tin sau: Căn cứ pháp lý, lý do; thời gian, địa điểm; thành phần tham gia; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng sản phẩm; biện pháp tiêu hủy và các nội dung cần thiết khác.
Biên bản giám sát tiêu hủy phải được xác nhận của đại diện các bên tham gia giám sát và tổ chức, cá nhân có sản phẩm bị tiêu hủy.
- Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý.
- Trường hợp thức ăn chăn nuôi vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, bố trí kinh phí để xử lý.
Như vậy, thẩm quyền thực hiện kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn và Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc. Việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được tiến hành theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Trong trường hợp phát hiện thức ăn chăn nuôi có vi phạm về chất lượng thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 20 Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?